fbpx

Chọn ngành nghề 2023: Nhiều thí sinh lao đao vì chọn sai ngành

5/5 - (1 bình chọn)

Chọn ngành nghề năm 2023 làm thế nào để chọn đúng ngành phù hợp với sở thích và năng lực cá nhân? Cùng EDUFA tìm hiểu qua bài viết!

Chọn ngành sai 2K6 khó quay đầu

1. Lựa chọn học ngành nghề theo phong trào 

Nhiều thí sinh hiện nay đang có xu hướng lựa chọn ngành nghề theo phong trào. Các ngành nghề các em lựa chọn có thể xuất phát từ ý định của gia đình, người thân. Nhiều em thậm chí còn lựa chọn đi theo bạn bè. 

Bên cạnh đó, cũng có một số sĩ tử lựa chọn đi theo đám đông xã hội. Hễ có ngành nào đang hot, được nhận định là có tương lai sáng lạn thì đã đủ để trở thành mục tiêu lý tưởng cho nhiều em. 

nhieu-thi-sinh-chon-nganh-nghe-theo-phong-trao
Nhiều thí sinh chọn ngành nghề theo phong trào

Nhìn nhận về vấn đề trên PGS.TS Trần Trọng Nguyên cho rằng: “Các em cần xét xem bản thân mình thích ngành gì? Năng lực bản thân có phù hợp không? Và ngoài năng lực chuyên môn các em cũng cần lưu ý đến các yếu tố về sức khỏe, tài chính…

Nếu lựa chọn ngành dựa trên phong trào khi chưa chắc chắn về ngành học. Cũng như thiếu sự cân nhắc liệu mình có đam mê với ngành học đó hay không. Điều này sẽ dẫn tới sau một thời gian học khi không cảm thấy phù hợp, các em bị mất động lực. 

Song, ngoài yếu tố về đam mê, sở thích và năng lực cá nhân. Thí sinh cần cân nhắc về điều kiện tài chính của gia đình. 

PGS Nguyên đưa ra lời khuyên: “Nếu thí sinh thích một ngành học nào đó, nhưng ngành đó lại đòi hỏi tài chính vượt quá khả năng chi trả của gia đình thì không nhất thiết phải lựa chọn ngành đó”.

2. Không tìm hiểu kỹ về trường đào tạo 

Sai lầm lớn nhất của nhiều thí sinh đó là không tìm hiểu kỹ về trường mà mình theo học. 

TS Nguyễn Quang Thuận (Phó Hiệu trưởng Trường Quốc tế – Đại học Quốc gia Hà Nội) đưa ra lời khuyên các sĩ tử nên tìm hiểu kỹ lưỡng về ngôi trường mình muốn học. Khi các trường đại học đều có công khai các thông tin về cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp. Đây có thể là một kênh tham khảo hữu ích để các em tìm hiểu. 

TS Thuận nói thêm: “Việc chọn theo uy tín của các trường, tôi nghĩ các em phải chọn xem trường đó đào tạo như thế nào? Có phù hợp với năng lực của mình không?” 

Đối với vấn đề “Nên chọn ngành học theo bản thân hay xu hướng của xã hội?”.

PGS.TS Nguyễn Thu Thuỷ (Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, bộ GDDT) cho rằng: “Các em nên chọn ngành học trước. Sau đó mới chọn trường phù hợp”.

nguyen-thu-thuy
PGS.TS Nguyễn Thu Thuỷ

Bởi lựa chọn ngành phù hợp sẽ giúp định hướng công việc trong tương lai. Song, làm thế nào để chọn đúng ngành, đúng nghề?

3. Làm sao để chọn đúng ngành nghề? 

Trả lời cho câu hỏi trên, TS Nguyễn Quang Thuận nhìn nhận, khi chọn ngành nghề yếu tố đầu tiên cần cân nhắc chính là năng lực cá nhân. Tiếp đến là sở thích, đam mê với ngành nghề. Cũng như khả năng đáp ứng nhu cầu của xã hội đối với ngành nghề đó. Và cuối cùng là xét đến mức thu nhập. 

Và để xác định ngành nghề yêu thích, thí sinh có thể sử dụng phương pháp trắc nghiệm tính cách. Hay tham vấn trực tiếp với các chuyên gia, tư vấn qua truyền hình để có thêm thông tin. Qua đó tổng hợp và đưa ra quyết định cuối cùng.

4. Kết

Trung tâm Gia sư – Dạy kèm EDUFA nhìn nhận việc chọn ngành nghề là vấn đề ta cần quan tâm. Và để giải quyết cho bài toán khó nêu trên mà các chương trình về định hướng ngành nghề của EDUFA ra đời. 

Chương trình “Trạm hướng nghiệp” với sứ mệnh định hướng cho toàn bộ học viên tại đây tìm ra ngành nghề phù hợp cho bản thân. Song với việc đi tìm lời hồi đáp cho các câu hỏi mà các em luôn trăn trở như “Tôi là ai?”. Và “Tôi cần làm gì để phát triển?”.

chuong-trinh-tram-huong-nghiep-cua-edufa
Chương trình Trạm hướng nghiệp của EDUFA

Chương trình đã nhận được sự tham gia đông đảo và nhiều phản hồi tích cực từ các học viên. Qua đó, thúc đẩy EDUFA ngày càng hoàn thiện chương trình. Mở ra nhiều hoạt động ý nghĩa đồng hành và phát triển cùng các em.

Tìm hiểu về chương trình “Trạm hướng nghiệp” qua các bài viết:

Chương trình Trạm hướng nghiệp của EDUFA  

Trạm 1 hướng nghiệp: Đứng dậy và chạy ngay đi

Trạm 2 hướng nghiệp: Vượt chướng ngại vật – Bạn là ai?

Để lại lời nhắn cho EDUFA nhé!