fbpx

Chọn ngành sai 2K6 khó quay đầu

5/5 - (4 bình chọn)

Vì sao lại nói 2k6 chọn sai ngành khó quay đầu? Bài viết này sẽ chỉ ra những vấn đề mà các em cần đặc biệt lưu tâm trong việc chọn ngành, chọn nghề của mình.

1. Tầm quan trọng của việc chọn ngành

Có thể thấy bộ giáo dục ngày càng quan tâm và đặt tầm quan trọng lên vấn đề chọn ngành nghề của học sinh.

Cụ thể trong chương trình cải cách giáo dục phổ thông mới dành cho lớp 10. Ta thấy rõ được những chuyển biến trong nội dung đều đặt trọng tâm và xoay quanh vấn đề hướng nghiệp.

Tuy nhiên, mặt trái nổi lên chính là không phải lứa học sinh nào cũng xác định được nhóm ngành phù hợp dành cho mình.

genz-chon-nganh
Nhu cầu chọn ngành, chọn nghề được nhiều bạn quan tâm từ sớm

Đặc biệt nhiều em vẫn chưa thật sự chú tâm và có cơ hội tìm, trải nghiệm nhóm ngành mình yêu thích. Để có thể đi sâu và xác định chính xác liệu mình có thực sự phù hợp với ngành nghề đó hay không.

Thiếu sự nghiêm túc trong việc đầu tư nghiên cứu. Cộng hưởng với sự thiếu trải nghiệm dẫn đến việc nhiều em “vỡ mộng” chọn sai ngành nghề. Nhưng ở thế hệ 2k6 câu chuyện quay đầu chọn lại ngành trở nên khó khăn hơn rất nhiều. 

2. Thế hệ 2006 chọn ngành sai khó quay đầu

Đây cũng là một trong những điểm thiệt thòi đối với thế hệ này. Bởi năm học của các em chính là năm cuối cùng của chương trình cũ.

Điều này dẫn tới tình trạng, nếu chọn sai ngành và có mong muốn thi lại thì sẽ thêm phần khó khăn. Bởi các em phải học lại toàn bộ chương trình mới. Chính điều này đã gây ra bất cập cho các bạn lứa 2006 trong chuyện chọn ngành, nghề. 

Tương tự nếu cập nhật tình trạng chung của lứa gen Z, vấn đề chuyển ngành diễn ra khá thường xuyên và không hề mới lạ.

3. Thực trạng chọn sai ngành ở lứa gen Z

Hơn 60% Gen Z nhảy ngành, làm trái nghề trong năm đầu tiên ra trường. Đây là con số gây chú ý trên chuyên mục điểm tin thời sự của VTV vừa qua.

“Vỡ mộng” chính là tình trạng chung của nhiều bạn. Khi thực chiến ngành nghề và nhận ra bản thân không hề phù hợp với ngành đó. Hay không đủ đam mê và năng lực với môi trường làm việc…

Tất cả đều có thể trở thành nguyên nhân dẫn đến thực trạng đáng báo động trên. Vấn đề chuyển ngành còn gây ra những bất cập sau.

chon-sai-nganh-o-genz
Thế hệ gen Z là nhóm những người sinh từ năm 1990 – 2010

3.1 Khó chuyển ngành bởi thủ tục trường

Bạn L.T.H.P học trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật đã có những chia sẻ về quá trình xin chuyển ngành của mình: “Trong quá trình học, sau khi nhìn nhận lại nhóm ngành bản thân học hiện tại không phù hợp. Mình đã tìm cách xin chuyển sang ngành của một trường khác.”

Song, các vấn đề liên quan đến thủ tục từ nhà trường và các bên vô cùng phức tạp. H.P phải mất rất nhiều thời gian, công sức để chuẩn bị các giấy tờ mới có thể bảo lưu kết quả học tập. Và tiếp tục với định hướng ôn thi lại một năm nữa để vào trường mình chọn.

Quá trình ôn và thi lại của Phi cũng không mất nhiều thời gian, công sức như đợt đầu tiên. Bởi đây đều là những kiến thức đã học và chỉ cần ôn tập lại.

Nhưng ở giai đoạn của các sĩ tử 2k6, bài toán này sẽ trở nên nan giải hơn rất nhiều. Bởi khi các em muốn quay lại với mục tiêu thi vào các trường, các kiến thức sẽ không giống như khi các em đã học. Đòi hỏi nhiều thời gian và công sức, cũng như sự nỗ lực hơn rất nhiều.

3.2 Lãng phí thời gian tiền bạc với ngành chọn sai

T.K.A may mắn hơn trường hợp của H.P rất nhiều. Khi trường của em có ngành mà em định hướng chuyển. Do đó các thủ tục cũng đơn giản và dễ dàng hơn.

Chuyển ngành từ Kế toán sang Quản trị Kinh doanh vốn có những môn học tương đồng. Do đó K.A không gặp khó khăn nhiều trong việc thích ứng với môi trường học mới. Tương tự các môn đã học thì không cần học lại.

Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận việc chuyển ngành gây mất thời gian và lãng phí tiền bạc. Nhưng càng để lâu thì hậu quả càng khó quay đầu.

3.3 Thi lại để chuyển ngành khó hay dễ?

Để giải quyết vấn đề này vốn không dễ, bởi phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Một vài trường học cho phép học sinh chuyển ngành. Nhưng cũng có rất nhiều trường khó xin chuyển hoặc không thể chuyển.

Chính vì vậy, giải pháp “vẹn cả đôi đường” nhất trong trường hợp không thể xin chuyển ngành được nhiều bạn lựa chọn chính là bảo lưu kết quả. Và lựa chọn ôn thi để đăng ký xét tuyển lại vào nhóm ngành mình yêu thích.

chon-nganh-chon-nghe
Vấn đề chuyển ngành không hề dễ dàng như nhiều bạn vẫn nghĩ

Đây là một hành trình dài và càng về sau câu chuyện chuyển ngành, chuyển trường sẽ càng trở nên khó khăn rất nhiều. Bởi tính cạnh tranh ngày càng cao và những tác động đến từ sự đổi mới của chương trình giáo dục.

Chính vì vậy, ngay từ lúc này khi mọi thứ chỉ bắt đầu và bản thân đang nắm giữ sợi dây cương quyết định. EDUFA mong rằng các em hãy luôn cẩn trọng và cân nhắc thật kỹ để có thể theo đuổi con đường mình đã chọn đến cùng. 

Bài viết liên quan:

CHỌN NGÀNH NGHỀ – CÁC CÔNG CỤ HỖ TRỢ

CHỌN NGHỀ: HÀNH TRÌNH HIỂU BẢN THÂN CẦN GÌ

HƯỚNG NGHIỆP: HÀNH TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG BẢN THÂN

Để lại lời nhắn cho EDUFA nhé!