fbpx

Inner child: Đứa trẻ bên trong bạn liệu có đang bị tổn thương?

5/5 - (4 bình chọn)

Inner child (đứa trẻ bên trong) là một thuật ngữ được nhiều người quan tâm gần đây. Gắn bó với việc chăm sóc sức khỏe tinh thần.

Cùng EDUFA bóc tách và tìm hiểu sâu hơn về inner child. Đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi, liệu rằng đứa trẻ bên trong bạn có đang “ổn” như bề ngoài bạn vẫn tưởng.

1. Đứa trẻ bên trong (inner child) là gì?

Đứa trẻ bên trong (inner child) là một cách nói ẩn ý, ý chỉ phần tâm trí của chúng ta. Thứ liên quan trực tiếp đến quá trình thơ ấu. 

Đây là nơi cất giấu những trải nghiệm từ khi ta còn bé đến thời điểm dậy thì. Việc được đối xử tốt hay không. Hay phát triển trong môi trường bị bạo hành về cảm xúc, tinh thần… Tất cả đều là nhân tố nuôi dưỡng và hình thành nên đứa trẻ bên trong.

Hay nói cụ thể hơn tất cả những tương tác trong thơ ấu đều sẽ tác động đến hành vi, nhận thức của ta trong giai đoạn trưởng thành.

inner-child
Đứa trẻ bên trong (inner child)

Những cảm giác mất mát, đau thương hay buồn tủi sẽ trở thành vết sẹo khi ta lớn. Dẫu cho ta có còn nhớ hay không. Thì thực chất mọi thứ vẫn nguyên vẹn, ẩn sâu nơi tiềm thức.

Hầu hết chúng ta chỉ nhận ra được sự bất thường khi có sự đối chiếu hành vi, suy nghĩ với những người xung quanh. 

Bởi nếu phải đối mặt với môi trường tiêu cực khi còn nhỏ, trong nhận thức ta sẽ có xu hướng mặc định tất cả lỗi lầm là do mình. Hay hợp thức hoá những gì diễn ra là bình thường.

Chỉ khi nào lớn và có nhận thức đầy đủ, ta mới bắt đầu nhận thức được những điểm khác lạ trong xu hướng hành vi của mình.

Vậy thì, cụ thể điều gì đã khiến inner child bị tổn thương trong quá khứ?

2. Inner child bị tổn thương vì đâu?

Trẻ em trong độ tuổi từ 2 đến 7 sẽ thường nhận thức mình là trung tâm của mọi thứ. Chúng sẽ không nhìn nhận vấn đề như sự việc vẫn là. Thay vào đó chúng sẽ cho rằng mọi sự việc xảy đến là do mình. 

Ví dụ: Mẹ tất bật và dành nhiều thời gian cho em bé hơn là cho mình. Trong mắt đứa trẻ lớn hơn, chúng có thể nghĩ rằng em được quan tâm hơn và rằng mình bị cho ra rìa, không xứng đáng được yêu thương.

Nếu không được nói rõ cho hiểu, chúng rất dễ bị tổn thương. Ngoài ra, bất cập và bi kịch thay chúng ta lại ít khi nào nhận thức được vấn đề này mà chỉ cho rằng “trẻ con thì biết gì!”.

Dưới đây là một số nguyên do phổ biến có thể khiến đứa trẻ bên trong bạn bị tổn thương:

+ Bị gia đình bạo hành về tinh thần lẫn thể xác

+ Thiếu tình thương từ bố hoặc mẹ hay có bố mẹ ly dị

+ Trải qua bắt nạt học đường

+ Bị so sánh, chỉ trích và lăng mạ thời thơ ấu

+ Bị đối xử thiên vị, bất công 

+ Nhận được những lời nói tiêu cực, mang tính sát thương

+ Được dạy dỗ trong môi trường cực đoan, quá nghiêm khắc

+ Bị lạm dụng tình dục

+ Lòng tin bị phản bội, mất đi niềm tin 

gia-dinh-ha-khac
Gia đình là nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến đứa trẻ bên trong

Không phải ai cũng may mắn được sinh ra và lớn lên trong gia đình hạnh phúc với môi trường tích cực. Vậy nên hoàn toàn không hề có gì bất ngờ khi chung quanh ta, lại có nhiều bạn mang trong mình những đứa trẻ tổn thương mà trưởng thành.

3. Dấu hiệu của việc đứa trẻ bên trong có những thương tổn?

Có rất nhiều tín hiệu từ chính hành vi và cách ứng xử của bản thân mà qua đó bạn có thể phần nào xác định được inner child của mình đang lên tiếng cầu cứu:

+ Cảm thấy bất ổn và trống vắng từ bên trong nhưng lại không rõ đâu mới là vấn đề

+ Luôn cảm thấy bất an hay lo lắng đặc biệt khi đối mặt với vấn đề mới

+ Có xu hướng làm hài lòng người khác, tránh mặt các xung đột, mâu thuẫn

+ Sợ cảm giác bị bỏ rơi, khó buông bỏ bất cứ thứ gì

+ Luôn mong muốn mọi thứ phải hoàn hảo theo ý mình, quá cầu toàn

+ Có trách nhiệm với tất cả mọi người xung quanh, nhưng lại tự bỏ bê chính mình

+ Thiếu hoặc không có cảm giác kết nối, gần gũi với người thân, bố mẹ.

+ Khó khăn trong việc từ chối ai đó, nhưng khi đồng ý thì lại khó chịu, không thoải mái

+ Khó lòng tin tưởng người khác, kể cả bản thân mình

+ Tự chỉ trích và trách mắng bản thân đối với những thiếu sót và điểm yếu của mình

+ Cảm thấy bản thân không đủ tư cách sống

+ Mặc cảm với chức năng của cơ thể

Mỗi người đều sẽ có những dấu hiệu và cách hành xử khác nhau. Tuỳ thuộc và vết thương mà họ đã trải qua trong quá khứ. Nhưng nhìn chung đây là những đặc điểm khá phổ biến của một người bị tổn thương về inner child.

chua-lanh-dua-tre-ben-trong
Dấu hiệu của đứa trẻ bên trong bị tổn thương

Nhận thức được mình đang có vấn đề là bạn đã đi được nửa chặng trên hành trình chữa lành. Và câu hỏi đặt ra lúc này là, làm thế nào để chữa lành những thương tổn kia?

4. Làm gì để chữa lành vết thương của inner child?

4.1 Chấp nhận sự tồn tại của đứa trẻ bên trong

Né tránh là cơ chế phòng vệ tạm thời của tâm trí. Tuy giúp bạn quên đi trong hiện tại nhưng ở tầng tiềm thức những vấn đề vẫn sẽ mãi tồn đọng.

Cách duy nhất để bạn bước tiếp chính là chấp nhận và nhìn thẳng vào nỗi đau mà bản thân đang có. Từ sự chấp nhận này bạn mới có thể đi tìm giải pháp chữa lành cho bản thân.

Hay chí ít là nhìn ra vấn đề vì sao mình lại cảm thấy trống rỗng, có những hành vi, suy nghĩ như hiện tại.

4.2 Thiền định

Ở trạng thái thiền, con người sẽ có sự tập trung hơn, cũng như nhận thức rất rõ về cảm xúc và tâm trí. Thông qua trạng thái này bạn có thể nhận định được điều gì đang diễn ra trong nơi tiềm thức của mình. 

Không đồng nhất bản thân với các cảm xúc tiêu cực. Thay vào đó là quan sát và quán chiếu nó để đi tìm câu trả lời.

Cụ thể hơn cho việc chữa lành inner child thì cũng có rất nhiều bài thiền về chữa lành đứa trẻ bên trong. Mà bạn đọc có thể tham khảo tại ĐÂY!

thien-dinh
Thiền định là phương pháp phổ biến để chữa lành đứa trẻ bên trong

4.3 Viết để chữa lành

Tất cả những gì bạn cần là đặt bút và viết ra dòng suy nghĩ. Đồng thời tìm và khai thác những khía cạnh sâu nhất trong tâm hồn mình.

Thói quen này cần được duy trì và sẽ là cách để bạn kết nối, trò chuyện với chính đứa trẻ bên trong của bản thân. Tìm hiểu xem mình đang mắc kẹt trong vấn đề gì.

4.4 Dành thời gian tận niềm vui

Bất kỳ đứa trẻ nào cũng có nhu cầu được vui chơi, thể hiện cảm xúc tích cực. Dù bận rộn đến đâu cũng đừng quên dành cho bản thân quỹ thời gian để nghỉ ngơi. Làm những hoạt động mà chính bạn yêu thích, để inner child được sống đúng với độ tuổi của em ấy.

4.5 Tìm đến các nhà trị liệu

Nếu các phương pháp trên chưa thực sự hiệu quả, bạn có thể cân nhắc đến việc tìm đến các nhà tham vấn tâm lý. Bởi hơn ai hết họ là những chuyên gia trong việc giải quyết các vấn đề về tổn thương inner child.

5. Kết

Dù sử dụng bất kỳ phương thức chữa lành nào, mong bạn luôn nhớ rằng thuốc là từ tâm ta mà ra. 

Đừng nên lệ thuộc quá nhiều vào ngoại cảnh bên ngoài, tâm bạn mới là thứ vững chãi nhất. Chính bạn sẽ là người cha, người mẹ bao dung và yêu thương nhất dành cho đứa trẻ bên trong của chính mình.

chua-lanh-inner-child
Chăm sóc sức khoẻ tinh thần

EDUFA hy vọng những chia sẻ trên có thể góp phần giúp bạn có thêm những thông tin cần thiết. Hiểu sâu hơn về inner child, từ đây đầu tư chăm sóc và chữa lành đứa trẻ bên trong của chính mình.

Morning pages phương pháp rèn luyện tư duy tích cực mỗi ngày

Rèn tâm bằng tập thể dục – Tại sao không?

Viết thư gửi tương lai – Hơn cả một trào lưu bắt trend

Để lại lời nhắn cho EDUFA nhé!