fbpx

Rèn tâm bằng tập thể dục – tại sao không?

5/5 - (7 bình chọn)

Tập thể để rèn tâm, hai hoạt động tưởng chừng như không hề ăn nhập gì với nhau nhưng lại song hành không thể thiếu. 

Chị ơi em hay cảm thấy bức bối khó chịu mà không rõ nguyên nhân; Em bị Overthinking không kiểm soát được; Em bị nhạy cảm quá mức với những ngoại cảnh bên ngoài…

Cùng vô vàn những vấn đề khác từ tâm trí mà ta khó kiểm soát được. Dù rằng ở nhiều hình thức, nhưng về “cội rễ” chung quy tất cả vấn đề trên đều thuộc một nhánh. Với cùng một vấn đề và cách giải quyết.

Do tâm ta quá yếu

do-tam-ta-yeu
Cốt lõi vấn đề đều đến từ tâm ta

Cùng thời điểm này 2, 3 năm về trước nếu có đứa bạn nào bảo tôi đi tập gym cùng nó đi. Tôi sẽ không ngần ngại mà bĩu môi ngay. Dù đó là việc tốt, cần thiết. Nhưng sự thật tập thể dục, thể thao chưa bao giờ là vấn đề mà tôi quan tâm.

Và tương tự phần lớn mọi người tìm tới những hoạt động thể chất chung quanh tôi thường là để giảm cân; rèn sức khỏe hay bất quá là tăng thêm sức bền. Mà tình trạng chung của lứa trẻ chúng ta chính là chỉ khi mất đi ta mới biết trân trọng, tôi cũng không nằm ngoại lệ.

Cộng hưởng cho sự sợ hãi đối với xã hội bên ngoài. Nên việc chạy ra bên ngoài nơi đông người để tập gym, tập thể dục với tôi càng bất khả thi hơn.

Ấy vậy mà bây giờ tôi thay đổi. Chỉ bởi một câu của thầy tôi “Rèn thân trước mới rèn tâm được”.

Rèn thân trước mới rèn tâm được

Sợ xã hội; sợ những lời chỉ trích từ bên ngoài; sợ bước ra khỏi vùng an toàn; sợ thất bại… Cùng vô vàn nỗi sợ mà chúng ta có thể vướng phải. Dù thậm chí mọi sự còn chưa diễn ra. Nhưng những nỗi lo lắng, làm ta chùn bước.

Không dám đứng lên mà chỉ chui rúc trong một xó an toàn. Là vấn đề chung của nhiều bạn, tôi cũng vậy.

Dù đọc nhiều sách self help tôi nhận thức được, rằng thực chất chỉ có chúng ta là người dằn vặt mình trong những suy nghĩ hỗn độn. Người ngoài họ lắm khi chẳng hề quan tâm quan tâm. Và ta vốn không “quan trọng” hay to lớn đến vậy.

ren-than-moi-ren-tam-duoc
Rèn thân trước mới có thể rèn tâm

Dẫu cho bạn có là tổng thống của một nước. Nếu chẳng may ngày hôm nay bạn có ra đi, thì ngay mai cũng sẽ có người khác lên thay thế. Cuộc sống vẫn tiếp tục và mọi người chẳng có gì đổi thay. 

Chỉ có ta về già ngồi tiếc nuối nhìn lại sao hồi trẻ mình không làm những điều bản thân mong muốn. Mà cứ sợ hãi hoài những điều không đâu – Những nỗi sợ không tên.

Những điều này tôi biết, nhưng vẫn không thể ngăn mình hướng mắt nhìn ra thế giới bên ngoài với con mắt lo sợ bị phán xét.

Rồi tôi tìm tới thiền

Tôi tìm tới thiền như một “cứu cánh” giúp mình quay về với thực tại. Thay vì bị dẫn dắt bởi những điều trong quá khứ và tương lai.

Lúc tìm hiểu về thiền, tôi bất chợt nhận ra tâm mình sao mà “phóng giật” quá. Tôi ít khi nào chú tâm cho công việc hiện tại, tập trung được một lúc thì những suy nghĩ lại kéo tôi đi.

Thiền dạy tôi về cách quan sát nội tâm và cảm xúc của chính mình. Thay vì hòa mình luôn vào những dòng suy nghĩ ấy. Quan sát chính cảm xúc và tâm mình như một dòng suối. Rồi nhận thức: “À mình đang cảm thấy thế này đây…” Và cứ thế mọi bất an dần tiêu tan.

tap-thien
Tập thiền định

Tuy nhiên, cũng chỉ được một thời gian không dài. Bởi tôi vẫn chưa đủ vững để có thể sử dụng phương pháp này dài hạn. Tâm tôi dễ trôi theo dòng suy nghĩ. Hay khi phát sinh ra vấn đề gây loạn trí thì cố mấy cũng không thể tập trung mà thiền.

Dường như có điều gì đó đang thiếu

“Không rèn thân thì khó lòng rèn tâm…” Ban đầu nghe thầy nói vậy, tôi không hiểu. Hai khái niệm này thì có gì mà liên quan. Nhưng từ ví dụ, thầy giúp tôi phần nào hiểu ra vấn đề. 

Một chiếc xe dù thiết kế có đẹp, động cơ có sang – xịn – mịn, mà không có bánh xe thì cũng chẳng thể nào chạy được. Bởi “Thân-tâm-tuệ” là ba thứ không thể tách rời. Mà muốn hai thứ còn lại phát triển thì cái nền gốc là thân phải chắc trước đã.

Một cái thân yếu đuối hay sinh bệnh là môi trường lý tưởng cho những “chất độc” tham – sân – si sinh trưởng. Nên nếu chỉ muốn rèn tâm mà bỏ đi hai cái còn lại thì cũng chỉ là hình thức khác để bản ngã ngã mạn thoả mãn. Chứ tâm ta thì vẫn “phóng giật” lắm!!!

Thay đổi rèn thân để hiểu tâm

Hiểu được vấn đề nên tôi đăng ký đi tập ngay với người bạn của mình. Cùng một hình thức nhưng mục tiêu của chúng tôi khác nhau. 

Cô bạn muốn giảm cân, còn tôi thì đến rèn thân – tâm. Không ai là hơn ai cả, bởi quy chung chúng ta đều mong muốn làm mọi thứ tốt nhất trong tầm nhận thức của mình.

Ngày thứ hai và thứ ba tôi đến tập một mình do cô bạn có việc bận. Hôm sau thì bạn đến hơi trễ vừa kịp lúc tôi tập xong.

Tuy vẫn “phóng tâm” suy nghĩ miên man. Nhưng tôi cảm nhận được bản thân cũng bắt đầu đẩy chính mình vào những điểm cực hạn. Những giây phút mệt mỏi nhưng vẫn gắng chạy cật lực. Và cố kéo sự tập trung vào từng hơi thở giúp tôi rèn luyện thân – tâm.

ren-than-de-hieu-tam
Thay đổi rèn thân để hiểu tâm

Đẩy chính mình vào những điểm cực hạn. Cũng đồng thời là khi bạn đang tự nâng level cho mức chịu đựng và sự kiên nhẫn của chính mình. Đây là cơ chế rèn thân – tâm mà bấy giờ tôi mới hiểu.

Trở về nhà sau giờ tập, tôi thấy tâm trạng thư thái hơn. Cảm được mình bớt những suy nghĩ mông lung những điều tiêu cực. Lòng sảng khoái lạ thường và hướng mắt nhìn mọi thứ yêu thương, nhẫn nại hơn. Không chỉ với mọi người chung quanh mà còn với chính mình nữa.

Tổng kết về rèn thân – tâm

Vậy nên các bạn trẻ, những người hẵng đang kẹt cứng với mớ “bòng bong” trong đầu. Để cảm thấy tốt hơn tôi khuyên thật bạn nên thay đổi bằng cách bổ sung việc “rèn thân” vào to-do-list hằng ngày.

Dù bận mấy cũng hãy dành thời gian tầm 45 phút trong ngày, 1 tuần 3 – 4 buổi. Rồi từ sự thay đổi thói quen này, dần dần cuộc sống bạn cũng sẽ lăn những bánh xe chuyển biến tích cực thôi. 

EDUFA chúc bạn có thể tìm thấy bình an nơi chính mình!!!

Tham khảo bài viết liên quan:

=>>> NGÀY TINH THẦN – NGÀY ĐỂ SẠC NĂNG LƯỢNG

Để lại lời nhắn cho EDUFA nhé!