Ngành ngôn ngữ Anh là một trong nhóm ngành được nhiều bạn trẻ ưa chuộng nhất hiện nay. Có điều gì thu hút xoay quanh nhóm ngành này?
Tỉ lệ cạnh tranh cao là thế nhưng ngôn ngữ Anh vẫn được đánh giá là một nhóm ngành hấp dẫn.
Theo thống kê có khoảng 50 quốc gia sử dụng Tiếng Anh là ngôn ngữ chính. Ngoài ra còn có 100 quốc gia sử dụng ngôn ngữ này như là ngôn ngữ thứ 2. Kéo theo đó, số lượng người sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp toàn thế giới cũng lên đến 1,5 tỷ người.
Trước nhu cầu hội nhập thị trường thế giới, Việt Nam cũng đã bắt đầu chú trọng trong việc đào tạo các học sinh, sinh viên trong nước phát triển về kỹ năng ngoại ngữ.
Cũng từ những nhân tố trên mà ngành ngôn ngữ Anh ra đời. Cùng EDUFA tìm hiểu cụ thể tất tần tật về nhóm ngành này qua bài viết bên dưới!
1. Ngành ngôn ngữ Anh là gì?
Về bản chất ngành ngôn ngữ Anh là một ngành nghiên cứu về ngôn ngữ. Mà ở đây các sinh viên sẽ được trau dồi và phát triển nền tảng 4 kỹ năng chính: Nghe – Nói – Đọc – Viết.
Bên cạnh các kiến thức chuyên ngành về kinh tế, thương mại, quan hệ quốc tế, văn hoá, lịch sử. Cho đến trau dồi các kỹ năng về giao tiếp, thuyết trình, giảng dạy, cũng như phân tích và giải quyết vấn đề.
Nhìn chung đây là một ngành học nghiên cứu thú vị nơi mà bạn sẽ được thấy góc nhìn đa chiều về văn hoá, lịch sử, văn học và xã hội của các nước sử dụng ngôn ngữ Anh trên toàn thế giới.
Tham khảo bài viết:
Nghệ thuật học tiếng Anh như Trù nghệ
2. Ngôn ngữ Anh có các chuyên ngành gì?
2.1 Tiếng Anh thương mại
Học chuyên ngành Tiếng Anh thương mại, sinh viên sẽ được cung cấp những kiến thức chuyên sâu xoay quanh các lĩnh vực kinh doanh, thương mại.
Bên cạnh các kỹ năng cần trau dồi như: kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, kỹ năng đàm phán, thuyết phục, năng lực hợp tác,…
2.2 Tiếng Anh biên – phiên dịch
Vì đặc thù công việc, do đó chương trình đào tạo và nghiên cứu ngôn ngữ Anh của nhóm này sẽ mang tính chuyên môn cao.
Các bạn sinh viên sẽ được tiếp cận và xây dựng kiến thức nền tảng chuyên sâu hơn về văn phong, từ vựng, ngữ pháp. Cho đến việc học về các ngôn ngữ vùng miền của những nơi sử dụng ngôn ngữ Anh.
Chú trọng và đầu tư vào các kỹ năng: Biên phiên dịch, thủ thuật dịch thuật. Đa dạng hơn là học về các ngôn ngữ chuyên ngành từ nhóm các ngành khác. Để từ đó việc phiên dịch được chính xác và đúng ngữ cảnh nhất.
2.3 Tiếng Anh sư phạm
Không chỉ được đào tạo về ngữ pháp, từ vựng trong tiếng Anh để phục vụ cho nhu cầu giảng dạy. Bên cạnh đó các sinh viên của ngành còn được phổ cập thêm về kỹ năng giảng dạy, nội dung tâm lý giảng dạy. Phục vụ cho nhu cầu đứng lớp ở các trường học.
Ngoài việc cân nhắc về ngành nghề thì bạn cũng nên đầu tư thời gian để tìm hiểu về các trường top đào tạo ngành mình theo đuổi. Từ đó xác lập mức mục tiêu từ sớm cho chính mình.
3. Danh sách các trường top đào tạo ngành ngôn ngữ Anh
– Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn
– Đại học Quốc tế – ĐHQG TP.HCM
– Đại học Ngoại ngữ – Tin học
– Đại học Sư phạm TP.HCM
– Đại học Sài Gòn
– Đại học Tôn Đức Thắng
– Đại học Kinh tế – Tài chính
– Đại học Kinh tế TP.HCM
4. Cơ hội việc làm của ngành
Theo đuổi ngành ngôn ngữ Anh, các sinh viên sau khi ra trường có thể làm các công việc sau:
+ Phiên dịch viên cho các tập đoàn, công ty hay cơ quan truyền thông, ngoại giao, tòa soạn…
+ Hướng dẫn viên du lịch, chuyên viên tư vấn tại các công ty du lịch, lữ hành, nhà hàng,…
+ Giáo viên, giảng viên tại các trung tâm ngoại ngữ hay tại các trường học.
5. Những bất cập khiến sinh viên lao đao
Một trong những khó khăn mà sinh viên ngành ngoại ngữ nói chung và ngành ngôn ngữ Anh nói riêng phải đối mặt, chính là vấn đề tỷ lệ chọi gắt gao trong công việc.
Ngoài việc phải đối mặt với “những bạn đồng môn”. Sinh viên ngành ngoại ngữ còn phải cạnh tranh với nhóm các sinh viên ngành khác. Nhưng lại có kỹ năng chuyên môn ngoại ngữ vững chắc.
Khó khăn đặt ra khi các bạn sinh viên kia vừa có kỹ năng nền tảng trong chuyên ngành của họ, vừa có kỹ năng ngoại ngữ tốt.
Do vậy, đường đua cho các sinh viên học ngoại ngữ là không hề dễ dàng. Tuy nhiên, nói đi cũng phải nói lại. Đây vẫn là một ngành nghiên cứu chuyên sâu. Do vậy các sinh viên chuyên ngành vẫn sẽ có ưu điểm, xét trên khía cạnh chuyên môn sâu.
Vậy nên trau dồi bản thân không ngừng chính là chìa khóa duy nhất để bạn vươn lên trên chặng đua khắc nghiệt này.
Tính tới thời điểm hiện tại Tiếng Anh vẫn là thứ ngôn ngữ xu thế. Và chưa có dấu hiệu giảm nhiệt. Biết đầu tư và trau dồi bản thân không ngừng, tin chắc rằng bạn sẽ luôn tìm được mảnh đất để phát triển.
Ngành Marketing: Hay ngành hot vạn người mê?