fbpx

Ngành Marketing: Hay ngành hot vạn người mê?

5/5 - (5 bình chọn)

Ngành Marketing với những “hào nhoáng” của truyền thông, đã và đang trở thành mục tiêu cho nhiều bạn trẻ.

Những ngõ ngách và thông tin gì bạn cần nắm trước khi lựa chọn nhóm ngành này? Vì sao ngành Marketing lại hot đến vậy. Cùng EDUFA tìm hiểu qua bài viết bên dưới!

1. Định nghĩa về ngành Marketing?

Rất khó để định nghĩa chính xác về ngành marketing. Bởi đây là một ngành nghề đa dạng và có nhiều chuyển hoá. Tuy nhiên, suy cho cùng mọi hoạt động mà ngành này nhắm đến đều có cùng một mục đích. Kết nối với khách hàng và tạo ra giá trị cho doanh nghiệp.

Trong đó mục tiêu tối thượng nhất mà các Marketer nhắm tới chính là trở thành cầu nối bền vững cho doanh nghiệp và khách hàng.

Marketing
Ngành marketing

Khi trải nghiệm ngành tiếp thị số này, các sinh viên sẽ được phổ cập các kiến thức về marketing hiện đại. Cụ thể là về: Nghiên cứu thị trường, cách thức xây dựng và phát triển mối quan hệ với khách hàng.

Bên cạnh các kiến thức về việc tổ chức phân phối sản phẩm, quảng bá sản phẩm và tổ chức sự kiện…

Đối với các bạn đang ấp ủ kế hoạch về việc thi tuyển vào nhóm ngành marketing, thì điều cần làm trước hết là xem xét về các tổ hợp xét tuyển của ngành. Qua đó có sự chuẩn bị thật kỹ lưỡng trong hành trình sắp tới.

2. Ngành Marketing xét tuyển những môn nào?

Dưới đây là các tổ hợp xét tuyển của ngành marketing:

+ A00: Toán – Vật Lý – Hoá học 

+ D01: Ngữ văn – Tiếng Anh – Toán 

+ D03: Toán – Ngữ văn – Tiếng Pháp 

+ D07: Toán – Tiếng Anh – Hoá học 

+ D10: Toán – Tiếng Anh – Địa lý 

+ A1: Toán – Địa lý – Tiếng Anh 

+ A2: Toán – Ngữ văn – Vật lý 

+ C00: Ngữ văn – Địa lý – Lịch sử 

Như đã đề cập từ trước ngành marketing vốn rất đa – di – năng. Do vậy không có gì lạ khi ngành này có rất nhiều nhóm chuyên ngành. 

3. Ngành marketing học những chuyên ngành gì?

3.1 Marketing thương mại 

Chuyên ngành marketing thương mại có thể xem là phần quan trọng nhất. Vì dù sản phẩm có đặc biệt đến mấy, nếu muốn thu hút được lượng lớn khách hàng thì cần có những yếu tố khác kèm theo bổ trợ.

Lúc này một marketer thương mại sẽ đóng vai trò là người phân tích thị trường. Bên cạnh các yếu tố về nhu cầu và hành vi của người dùng.

Các sinh viên theo chuyên ngành này sẽ được bổ cập các kiến thức về:

+ Nghiên cứu marketing

+ Marketing quốc tế

+ Marketing tới các tổ chức (B2B) và quan hệ với khách hàng trong cung ứng giá trị

+ Hành vi khách hàng

+ Truyền thông marketing và xúc tiến

Bạn sẽ là người thực hiện các hoạt động thương mại liên quan đến khách hàng như: trưng bày sản phẩm, khuyến mãi và giảm giá,…

marketing-thuong-mai
Marketing thương mại

3.2 Quản trị marketing

Nắm giữ vai trò lớn trong việc đưa ra kế hoạch, hoạch định chiến lược, giám sát để kế hoạch được diễn ra trôi chảy. Cũng như đề xuất các chiến lược qua đó đạt được mục tiêu marketing đề ra.

Các sinh viên theo chuyên ngành này sẽ được bổ cập các kiến thức về:

+ Quản trị sản phẩm

+ Nghiên cứu marketing

+ Quản trị kênh phân phối

+ Digital marketing

+ Marketing quốc tế

3.3 Truyền thông marketing

Đúng như tên gọi của mình, ngành Truyền thông marketing có mục tiêu chính là hình thành nhu cầu của khách hàng với sản phẩm và rút ngắn thời gian bán hàng của doanh nghiệp.

Các sinh viên ngành này sẽ được đào tạo bài bản về các kiến thức liên quan đến truyền thông, cách thức để lên chiến lược và chiến thuật phương tiện. Cho đến quảng cáo trực tuyến và tổ chức sự kiện.

Bên cạnh việc được bổ cập các kiến thức về:

+ Truyền thông marketing tích hợp

+ Chiến lược phương tiện truyền thông

+ Marketing trực tiếp

+ Tổ chức sự kiện

+ Quản trị thương hiệu

marketing-truyen-thong
Truyền thông marketing

3.4 Quảng cáo

Đây là chuyên ngành đi sâu vào việc làm thế nào để quảng bá một sản phẩm, mặt hàng đến tay khách hàng tiềm năng. Sinh viên học ngành này sẽ được cung cấp thông tin về việc làm thế nào để quảng cáo trực tuyến, tổ chức sự kiện…

Các sinh viên theo chuyên ngành này sẽ được bổ cập các kiến thức về:

+ Quản trị quảng cáo

+ Chiến lược quảng cáo

+ Các xu hướng tiếp thị

+ Marketing online

+ Quan hệ công chúng

3.5 Quản trị thương hiệu

Người làm quản trị thương hiệu sẽ đóng vai trò như người dẫn dắt, tạo sự đồng nhất cho các sản phẩm, chiến dịch. Qua đó xây dựng hình ảnh thương hiệu tự nhiên đi vào tiềm thức người dùng.

Sinh viên học ngành này sẽ được cung cấp các kiến thức chuyên môn về thương hiệu, cách xây dựng và định vị cho thương hiệu…

Được bổ cập các kiến thức về:

+ Quản trị thương hiệu

+ Nhượng quyền thương hiệu

+ Quan hệ công chúng

+ Tổ chức sự kiện

+ Marketing dịch vụ

quan-tri-thuong-hieu
Quản trị thương hiệu

4. Danh sách các trường đại học đào tạo marketing

Vốn là một ngành hot trong nhóm ngành kinh tế, ngành marketing được đào tạo ở rất nhiều trường Đại học và Cao đẳng. 

Dưới đây là danh sách các trường đào tạo ngành marketing năm 2023:

+ Đại học RMIT

+ Đại học Kinh tế Quốc dân

+ Học viện Báo chí và Tuyên truyền

+ Đại học Thương mại

+ Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông

+ Đại học Tài chính – Marketing 

+ Đại học Kinh tế – Tài chính

+ Đại học Kinh tế TPHCM 

+ Đại học Kinh tế – Luật

+ Đại học FPT

Tuy nhiên thách thức đặt ra khi điểm chuẩn của nhóm ngành này vô cùng cao, không hề thua kém các nhóm ngành công nghệ.

Bắt đầu từ năm 2021 điểm chuẩn của nhóm ngành ở các trường đã dao động từ khoảng 25 điểm.

5. Cơ hội việc làm của ngành

Không phụ sự cố gắng của các Marketer khi ngành tiếp thị là một ngành vô cùng đa dạng với thị trường phát triển rộng lớn. Mở ra vô vàn các cơ hội việc làm.

Điển hình là các sinh viên sau khi ra trường có thể trải nghiệm các vị trí công việc như: CopyWriter, Quản lý thương hiệu, Marketing online, Quan hệ công chúng,…

Mức lương dành cho sinh viên mới ra trường của ngành có thể rơi từ 5 – 6 triệu/1 tháng. Lương khởi điểm cho nhân viên chính thức sẽ rơi vào 7 – 10 triệu/1 tháng. Đối với những nhân viên có kinh nghiệm mức lương có thể rơi vào khoảng 15 – 30 triệu/1 tháng.

*Lưu ý: Con số trên chỉ mang tính chất tham khảo tương đối.

co-hoi-viec-lam
Cơ hội việc làm của ngành marketing

Thời đại công nghệ và truyền thông đã mở ra cơ hội bứt phá cho ngành marketing. Khi đâu đâu ta cũng thấy các doanh nghiệp đang khao khát tìm nguồn nhân lực cho bộ máy tiếp thị nhà mình.

Tuy nhiên con đường này cũng không hề dễ dàng. Bởi ngành này có tính cạnh tranh vô cùng khắc nghiệt. Yêu cầu người theo đuổi phải có niềm đam mê vững vàng, tính sáng tạo, biết linh động và học hỏi không ngừng.

EDUFA mong rằng những chia sẻ trên có thể phần nào bóc tách cho bạn đọc những thông tin cần thiết về nhóm ngành marketing đầy thú vị này.

Ngành truyền thông đa phương tiện – Các thông tin bạn cần biết

Ngành tâm lý học có đang bị đánh giá thấp ở Việt Nam

Freelancer: Nhóm ngành bùng nổ thời công nghệ số

Để lại lời nhắn cho EDUFA nhé!