fbpx

Ngành tâm lý học có đang bị đánh giá thấp ở Việt Nam?

5/5 - (5 bình chọn)

Ngành tâm lý học những năm gần đây đã nhận được nhiều sự quan tâm, tỷ lệ thuận cho sự phát triển nhận thức về sức khỏe tinh thần.

1. Ngành Tâm lý học là gì?

Nếu bạn đam mê việc lý giải những cảm xúc, phân tích tư duy và tâm lý của con người. Hay tò mò về cách thức mà ngoại cảnh tác động lên chúng ta sẽ gây ra những phản ứng gì? Thì tâm lý học chắc chắn là mảnh đất cuốn hút để bạn khai phá.

nganh-tam-ly-hoc
Ngành Tâm lý học

Tại ngành này, bạn sẽ được tìm hiểu rất nhiều kiến thức chuyên sâu như:

+ Tâm lý học lâm sàng 

+ Tâm lý học nhận thức

+ Tâm lý học xã hội

+ Tâm lý học hành vi

+ Tâm lý học về sự phát triển

Tuy nhiên, nhìn chung đây là một ngành mang tính học thuật cao. Dù bạn theo đuổi nhánh nào của ngành này thì cũng đều sẽ được trang bị những kiến thức chuyên môn. Bên cạnh các kỹ năng cần thiết để áp dụng trong thực tế.

Chính vì đặc tính công việc đặc biệt, đây không phải là mảnh đất “dễ dàng” cho tất cả mọi người. Vậy đâu sẽ là những yếu tố cần, nếu bạn muốn theo đuổi ngành học này?

2. Cần những yếu tố nào để theo đuổi ngành Tâm lý học?

2.1 Khả năng giao tiếp tốt

Sự khéo léo và kỹ năng giao tiếp tốt là kỹ năng vô cùng cần thiết. Đặc biệt đối với những bạn đi theo con đường tham vấn trị liệu thay vì đi nghiên cứu.

Trong mong muốn và mục tiêu kiểm soát, thay đổi hành vi của con người. Qua đó nâng cao đời sống tinh thần cho người tìm đến trị liệu. 

Giao tiếp tốt sẽ chính là chìa khóa giúp bạn tiếp cận với khách hàng. Nắm bắt tâm lý và truyền đạt thuyết phục người nghe.

kha-nang-giao-tiep-trong-nganh-tam-ly
Khả năng giao tiếp đóng vai trò chủ đạo

2.2 Khả năng lắng nghe và thấu cảm

Những khách hàng tìm đến bạn hầu hết đều đã và đang trải qua những vấn đề khó khăn. Cần tìm đến một nơi để giãi bày. 

Một nhà tâm lý lúc này sẽ đứng trên lập trường của một chuyên gia, đồng thời thể hiện sự thấu cảm. Nhìn nhận câu chuyện trên góc nhìn đa chiều để từ đó đưa ra tư vấn phù hợp dành cho khách hàng/ bệnh nhân.

“Thông cảm và không phán xét chính là bài học bắt buộc cho những người học ngành chuyên ngành Tâm lý học”

Nếu bạn quá bảo thủ và thiếu sự cảm thông thì sẽ rất khó trong việc trao đổi. Cũng như đưa ra lời khuyên cho khách hàng của mình.

Do vậy, phần lớn những người học ngành Tâm lý học thường là những người có trí thông minh cảm xúc cao.

2.3 Tính kiên trì và chịu áp lực tốt 

Vì tính chất của công việc, nên những người làm ngành Tâm lý thường xuyên phải tiếp xúc với những cá nhân mang cảm xúc tiêu cực, stress. Hay thậm chí mắc các vấn đề nghiêm trọng về tâm lý, tâm thần.

Chính vì vậy, yêu cầu họ phải là một người có tâm lý vững. Đảm bảo bản thân không bị ảnh hưởng bởi những cảm xúc tiêu cực. Từ đây mới có thể tham vấn và thực hiện công việc này lâu dài.

Ngành này cũng yêu cầu người theo đuổi tốn rất nhiều chất xám. Đối mặt với nhiều guồng quay áp lực. 

Và chắc chắn ngành tâm lý học không phải là một con đường dễ dàng, trải nhiều hoa hồng như những gì trên điện ảnh vẫn diễn tả. 

Những sinh viên mong muốn theo ngành này cần phải nắm bắt thông tin và nhìn nhận đa chiều về những điểm lợi và mặt trái. Qua đó có cho mình sự chuẩn bị thật tốt.

3. Ngành Tâm lý học xét tuyển những môn gì?

Các tổ hợp xét tuyển ngành tâm lý học bao gồm: 

+ C00: Văn, Sử, Địa

+ B00: Toán, Sinh, Hoá

+ B03: Toán, Sinh, Văn

+ B08: Toán, Sinh, Anh

+ D01: Toán, Văn, Anh

+ D14: Văn, Anh, Sử

nganh-tam-ly-hoc-2
Những tổ hợp môn xét tuyển ngành Tâm lý học

4. Tâm lý học gồm những ngành nào? 

4.1 Tâm lý học giáo dục

Nghiên cứu chủ yếu về cách con người lĩnh hội kiến thức. Nhóm đối tượng chủ yếu của ngành này hướng tới sẽ là: Trẻ em khuyết tật, mắc chứng tự kỷ,… Hay mắc các vấn đề tinh thần trong quá trình học tập.

Sinh viên tốt nghiệp ngành này có thể đi trị liệu tâm lý, nghiên cứu tâm lý. Hoặc tham gia dạy học tại các trung tâm, đại học…

4.2 Tâm lý học tội phạm

Đây có lẽ là ngành hấp dẫn không xa lạ gì với nhiều bạn. Gắn với việc tập trung nghiên cứu hành vi, suy nghĩ và ý định của các đối tượng tội phạm khi gây án.

Sinh viên ra trường ngành này có thể làm việc tại các toà án. Hay phối hợp với lực lượng công an để điều tra, nghiên cứu và giảng dạy tại các trường học, trung tâm.

4.3 Tâm lý học hành vi

Đúng như tên gọi đây là nhóm ngành nơi bạn được nghiên cứu về các hành vi và tâm lý của con người. 

Đi tìm câu trả lời cho những hành vi và trạng thái. Qua đó điều chỉnh và góp phần xây dựng hành vi tích cực, phù hợp với chuẩn mực xã hội.

4.4 Tâm lý học lâm sàng

Điều trị và nghiên cứu sâu hơn về các bệnh lý tâm thần. Hay các hành vi không ổn định về tâm lý của con người, chính là nhiệm vụ của tâm lý học lâm sàng. Đây là sự kết hợp giữa khoa học và tâm lý.

Các sinh viên xuất thân từ ngành này có thể trở thành nhà tâm lý học. Làm việc tại các bệnh viện, phòng khám. Hoặc tiếp tục nghiên cứu chuyên sâu, giảng dạy tại các trường đại học, trung tâm.

tam-ly-hoc-lam-sang
Tâm lý học lâm sàn

4.5 Tâm lý học xã hội

Ở tâm lý học xã hội, những chuyên gia nhóm ngành này sẽ tập trung trong việc hỗ trợ và giải quyết các vấn đề gây ảnh hưởng bệnh nhân đến từ cuộc sống. Qua đó giúp các bệnh nhân cải thiện tình trạng bệnh.

5. Danh sách các trường đào tạo ngành tâm lý học

Dưới đây là danh sách các trường đào tạo ngành tâm lý học tại khu vực miền Nam:

+ Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn TPHCM

+ Đại học Lao động – Xã hội

+ Đại học Sư phạm TP.HCM 

+ Đại học Công nghệ TP.HCM

+ Đại học Nguyễn Tất Thành

+ Đại học Sài Gòn

6. Cơ hội việc làm của ngành 

Nhiều người nhận định cơ hội việc làm cho ngành tâm lý học ở thị trường Việt Nam là không mấy tiềm năng. Nhất là trong bối cảnh việc chăm sóc tinh thần vẫn còn vô cùng xa lạ với một số bộ phận người dân.

Điều này đặt ra bài toán khó và đẩy nhiều bạn vào thế “tiến thoái lưỡng nan”. Bởi không biết phải đi đâu về đâu? 

co-hoi-viec-lam
Cơ hội việc làm của ngành Tâm lý học

Tuy nhiên, theo dòng thời gian những năm gần đây, có thể thấy được mọi người đã bắt đầu quan tâm và chú ý vào việc chăm sóc đời sống tinh thần. Cùng với sự cộng hưởng của sức mạnh truyền thông, đây chắc chắn sẽ là nhóm ngành tiềm năng trong tương lai.

Các sinh viên ngành tâm lý sau khi ra trường có thể xin ứng tuyển vào các vị trí như: Chuyên viên tư vấn tâm lý, giảng dạy, tư vấn tâm lý học đường hay bác sĩ tâm lý,… Tuỳ thuộc vào chuyên ngành và năng lực của bản thân.

Trên đây là toàn bộ những thông tin được EDUFA tổng hợp về nhóm ngành Tâm lý học. Để tìm hiểu về nhóm ngành khác truy cập trang https://edufa.edu.vn/ để tìm hiểu thêm!

Để lại lời nhắn cho EDUFA nhé!