Nghệ thuật học tiếng Anh như trù nghệ liệu bạn đã từng nghe qua? Mối liên kết giữa chúng là gì? Cùng EDUFA tìm hiểu nhé!
1. Nghệ thuật học tiếng Anh – trở thành một đầu bếp tin tưởng vào tài nghệ nấu nướng của chính mình
Làm thế nào để cải thiện trình độ tiếng anh, nâng cao vốn từ vựng và giao tiếp trôi chảy như người bản xứ?
Câu trả lời sẽ là rất khó nếu bạn vẫn giữ tâm thế học “nửa vời”. Đặt nặng định kiến cho bản thân rằng bạn không đủ giỏi, không có năng khiếu để hỗ trợ trong việc học.
Hay lấy đây làm lý do thoái lui cho mọi nỗ lực cố gắng. Nhưng tin mình đi, nếu bạn chịu mở rộng suy nghĩ và xoay chiều.
Nhìn nhận việc học như cái cách khi bạn nấu nướng. Thì mọi thứ sẽ trở nên rất đáng yêu và nhẹ nhàng hơn rất nhiều cho cả quá trình.
Đóng vai là một người đứng bếp, chưa nói đến mùi vị hay hình thức món ăn bạn sẽ trình bày. Thì yếu tố kiên quyết trước tiên cần có chính là sự tin tưởng vào khả năng bản thân.
Vì sức mạnh của lòng tin là vô cùng tuyệt đối. Ngay cả khi bạn còn đang mất căn bản và còn nhiều hạn chế về vốn kiến thức tiếng Anh.
Hãy luôn “rào trước” cho mình một lòng tin rằng bạn sẽ luôn có thể “lật ngược tình thế”. Thông qua việc cố gắng trau dồi từng ngày. Đây sẽ là nền tảng để bạn tiếp cận những bước tiếp theo.
Từ lòng tin thì bước tiếp đến chính là xây dựng tình yêu với điều mà bạn theo đuổi.
2. Nghệ thuật học tiếng Anh – Nung nấu tình yêu với ẩm thực
Đây là một bước vô cùng quan trọng, giúp bạn có động lực hơn trong cả quá trình học.
Chúng ta đều biết việc học một ngôn ngữ mới ngoài tiếng mẹ đẻ là điều không mấy dễ dàng. Nhưng “có kim mài sắt, có ngày nên kim” nắm chắc từng bước nền căn bản, từ tâm lý đến việc thực hành thì ngày hái trái ngọt là không xa.
Hãy mở rộng vốn từ, sự yêu thích, hiểu biết của bạn với tiếng anh. Thông qua các hình thức bạn quan tâm như: âm nhạc, video, game, phim ảnh… Bất kể đó là gì.
Miễn là bạn có đủ “nhiệt” và sự yêu thích yêu thích. Thì tự động bạn sẽ cảm và lấy đó làm động lực để học và gắn bó lâu dài.
Tuy nhiên, nếu chỉ làm mọi thứ thuần cảm tính. Thì rất khó để có thể hoàn thành được mọi việc. Chính vì thế việc xác định mục đích rõ ràng là vô cùng quan trọng.
3. Nghệ thuật học tiếng Anh – hiểu được tầm quan trọng
Việc xác định được mục đích sẽ giúp bạn vạch ra kế hoạch định hướng được cho bản thân một cách rõ ràng hơn. Khoan hãy nhấc bút ghi chép nếu chưa trả lời được các câu hỏi:
- Việc học tiếng anh có ý nghĩa thế nào với bạn?
- Điều này sẽ giúp bạn đạt được điều gì?
- Tiếng Anh hỗ trợ và có tầm ảnh hưởng thế nào lên cuộc sống của bạn?
VD: Nếu bạn xác định việc học tiếng anh phục vụ cho nhu cầu giao tiếp, thì tự bạn sẽ bị thu hút và nghiêng về các kỹ năng giao tiếp nghe – nói hơn là tập trung vào các kỹ năng còn lại.
Qua đó lập cho bản thân các kế hoạch phù hợp về việc luyện phát âm. Bên cạnh tìm hiểu về các câu trả lời thông dụng, cũng như trau dồi thêm về phản xạ luyện nghe.
Một yếu tố quan trọng không kém không thể thiếu chính là việc chuẩn bị nguyên liệu. Khâu chuẩn bị càng kỹ lưỡng sẽ càng đỡ hơn cho giai đoạn thiết lập về sau.
4. Nghệ thuật học tiếng Anh – chuẩn bị nguyên liệu:
Để có thể giao tiếp và hiểu được phần nào văn kiện thông tin bằng tiếng Anh. Thì việc có cho mình một vốn từ vựng nhất định là cần thiết. Vì bạn đâu thể nào nấu nướng mà trong tay không có nguyên liệu đúng không nào?
Không cần tiếp nạp hay học quá nhiều những từ vựng khó, cao siêu. Hãy bắt đầu chậm rãi bằng những từ đơn giản, thông dụng,…Những từ vựng liên quan đến lĩnh vực bạn yêu thích sẽ giúp bạn cảm thấy “dễ thở” hơn rất nhiều.
Khi đọc và hiểu được văn bản viết gì, điều này sẽ tạo động lực cho bạn phát triển thêm trên mảnh đất nền đó.
Ngoài ra, việc bạn nắm vững các công thức ngữ pháp cũng hỗ trợ rất nhiều trong việc xây dựng nền tảng việc học.
5. Nghệ thuật học tiếng Anh – nắm trọn công thức trong tay:
Công thức là sợi dây liên kết và cũng là “kim chỉ nam” cho mọi hoạt động nấu nướng diễn ra chặt chẽ.
Quy trình nấu không mất thời gian và đi đúng hướng để tạo ra món ăn ngon, hấp dẫn.
Việc học tiếng Anh cũng tương tự, bạn cần phải nắm vững các công thức ngữ pháp để các đoạn hội thoại và câu văn không bị “lủng củng” và có nghĩa trọn vẹn.
Vì tiếng Anh không đơn thuần như tiếng Việt. Chỉ cần ghép các từ vào là câu văn sẽ trở nên có nghĩa, mà nó còn phụ thuộc vào nhiều cấu trúc, thì,…
Cũng giống như món Âu và món Việt đều là món ăn. Song sẽ có những công thức và quy chuẩn khác nhau.
Đừng lo lắng phần công thức tiếng Anh là quá khó. Bởi nếu bạn thực hành làm bài tập và rèn luyện đều đặn thì bạn sẽ cảm thấy quen thuộc và “mát tay” hơn trong công cuộc sử dụng chúng.
Ngoài ra thì việc học cần đi đôi với thực hành, nếu muốn mang lại kết quả tốt nhất.
6. Nghệ thuật học tiếng Anh – thực hành xào nấu:
Nắm chắc nguyên liệu và công thức trong tay nhưng nếu không kết hợp với thực hành, những kiến thức kia rất dễ mà “bay” đi theo thời gian. Bởi bộ não của con người là có giới.
Đây giống như việc bạn mua nguyên liệu thực phẩm về nhưng lại để lâu ngày mà không sử dụng đến.
Dù mọi thứ có được bảo quản tốt đến mấy thì thực phẩm cũng đều có hạn sử dụng riêng. Kiến thức không ngoại lệ, đặc biệt nếu bạn không ứng dụng nó hằng ngày.
Bạn hoàn toàn có thể lựa chọn cho mình một phương pháp “xào nấu”. Đặc biệt riêng phù hợp với cách học và tiếp thu của bản thân.
VD: Nói chêm các từ vựng đã học trong cuộc hội thoại hằng ngày; Viết lại nhiều lần; Tập nghe tiếng anh thụ động…
Đừng ngại khi phải nói tiếng anh một mình và hãy rèn luyện nó như một thói quen hằng ngày. Đồng thời đừng quên ghi âm lại để chỉnh sửa phát âm khi cần. Bởi điều này sẽ giúp bạn cải thiện kỹ năng giao tiếp hơn rất nhiều. Giúp bạn tái tạo thêm sự tự tin với ngữ âm của mình đấy!
Một món ăn thành công không thể không kể đến khâu trình bày. Không chỉ thể hiện cái tâm của người làm, tính nghệ thuật từ việc bài trí cũng giúp trù nghệ mang tính nghệ thuật hơn rất nhiều.
7. Nghệ thuật học tiếng Anh – trình bày, trau chuốt và bài trí món ăn:
Điểm học là vô bờ và hãy lấy đây làm động lực cho cả quá trình học để không ngừng trau dồi và mở rộng vốn từ, vốn kiến thức.
Dù bạn đã ở trình độ nào của bậc học, thì cũng đừng quên nâng cao và tô điểm thêm cho nó. Tin rằng mọi sự đầu tư đều không là vô ích. Đường dài đến một thời điểm nào đó bạn sẽ cảm thấy biết ơn với những nỗ lực của hiện tại.
Tóm lại, dù là làm bất cứ điều gì như nấu ăn hay học tập. Ta đều cần đặt cái tâm của bản thân vào bởi chẳng thành quả lao động nào là không đánh đổi bằng những nỗ lực, phấn đấu.
Mình biết rằng nhiều bạn vẫn thường so sánh khả năng của những người xung quanh. Để thấy rằng mình kém và không có năng khiếu học thì thật bất công, để rồi sinh nản trí mà bỏ cuộc.
Nhưng EDUFA tin chỉ cần các bạn có thể vững tâm dù cho khó khăn, để bước chậm mà chắc, thì thành quả sẽ sớm đến trong nay mai.