fbpx

Kỹ năng giao tiếp: Làm thế nào để kết nối với những người xa lạ?

5/5 - (2 bình chọn)

Kỹ năng giao tiếp được cho là một trong kỹ năng mềm quan trọng nhất mà bất cứ ai trong chúng ta cũng nên chú trọng và trau dồi.

Vì sao lại như vậy? Cùng EDUFA tìm hiểu nhé!

1. Tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp

Dù đang ở vị trí, vai trò hay độ tuổi nào thì cũng cần đến kỹ năng giao tiếp trong đời sống hằng ngày. Về cơ bản chúng ta là nhóm động vật sống bầy loài và giao tiếp cũng như tương tác xã hội là một nhu cầu tất yếu.

Kỹ năng giao tiếp không chỉ giúp ta thấu hiểu lẫn nhau để từ đó hình thành mối liên kết. Ngoài ra thì khả năng này còn giúp ta trao đổi thông tin, hệ thống kiến thức,… Cùng vô vàn những lợi ích khác.

Một người có kỹ năng giao tiếp tốt thường sẽ được đánh giá cao trong môi trường học tập và làm việc. Là một cá nhân năng động, biết học hỏi, cầu tiến. Dễ dàng xây dựng các mối quan hệ, gặt hái thành công trong công việc.

Tham khảo bài viết:

Kỹ năng mềm cần có khi bước vào đại học

ky-nang-giao-tiep
Kỹ năng giao tiếp

2. Cần làm gì để trau dồi kỹ năng giao tiếp

2.1 Kỹ năng lắng nghe

Trong giao tiếp sự thấu hiểu và lắng nghe đứng ở vị trí vô cùng cần thiết. Thể hiện cho sự tôn trọng và quan tâm đến câu chuyện của đối phương.

Lắng nghe không chỉ đơn thuần là nghe. Mà hơn cả nó còn đòi hỏi sự chuyên chú, sâu sắc và tư duy từ phía người nghe cuộc hội thoại. 

Bạn có thể bày tỏ điều này qua những ngôn ngữ cơ thể như: Ánh mắt tập trung, cái gật đầu đồng tình… Qua đó để đối phương biết được bạn vẫn đang dõi theo câu chuyện của họ.

2.2 Kỹ năng quan sát

Khả năng quan sát đòi hỏi bạn phải là một người tinh tế và biết phân tích tình huống. Việc giao tiếp có hiệu quả hay không phụ thuộc rất nhiều vào cảm xúc của đôi bên.

Bạn cần phải nhận định xem cảm xúc của người đối diện hiện tại đang như thế nào? Họ đang vui, đang buồn hay đang giận dữ.

Nắm vai trò như một người quản trò “cầm dây cương”. VD: Nếu đối phương đang vui vẻ, niềm nở. Bạn có thể kéo dài câu chuyện bằng cách pha trò hay những hành động tương tự để đẩy cao bầu không khí.

Nhưng nếu ở chiều hướng ngược lại. Ví dụ: Khi đối phương đang cảm thấy tức giận, nếu là người tinh tế hãy biết tôn trọng khoảng không và cảm xúc lúc này của đối phương bằng cách giữ lại không gian yên tĩnh.

ky-nang-quan-sat
Kỹ năng quan sát

2.3 Kỹ năng thuyết phục

Mỗi người lại có cho mình những trải nghiệm sống và nguồn tiếp cận thông tin khác nhau. Do vậy, không có gì là lạ khi chúng ta có những quan điểm xung đột, trái chiều. 

Trong giao tiếp thông minh, không yêu cầu bạn phải hoà tan hoàn toàn suy nghĩ để đi đến điểm đồng nhất với đối phương. Thay vào đó bạn vẫn có thể giữ vững quan điểm lập trường của mình.

Sử dụng những kiến thức đã có sẵn và thể hiện khả năng thương thảo thuyết phục. Từ đó mà các bạn có thể trao đổi, đóng góp ý kiến xây dựng cho nhau. 

2.4 Kỹ năng xử lý tình huống

Các cuộc hội thoại không phải lúc nào cũng nhuốm màu ôn hoà, lành mạnh. Tất nhiên nó vẫn có thể xuất hiện các tình huống xung đột hoặc bất cập phát sinh.

Do vậy, bạn cần trang bị trước cho mình kỹ năng xử lý tình huống một cách linh hoạt. Bằng cách gia tăng trải nghiệm sống của bản thân. Có nhiều kinh nghiệm và biết quan sát sẽ là tiền đề cho sự phát triển của kỹ năng xử lý tình huống.

2.5 Kỹ năng đặt câu hỏi

Khi trò chuyện đừng chỉ là người lắng nghe bị động. Bạn có thể thể hiện sự chú tâm của mình thông qua cách đặt câu hỏi. Bởi đây cũng được xem là một trong những cách để bạn dẫn dắt và chuyển hướng câu chuyện.

Mang lại giá trị trao đổi thông tin thực sự cho một buổi trò chuyện. Đồng thời tạo thiện cảm cho đối phương, thấy được sự quan tâm của bạn.

ky-nang-dat-cau-hoi
Kỹ năng đặt câu hỏi

3. Các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng giao tiếp

  • Sự tôn trọng

Sự tôn trọng trong giao tiếp thể hiện ở nhiều góc độ và khía cạnh từ cách trao đổi, đặt câu hỏi đến cách bạn lắng nghe.  Hãy giao tiếp dựa trên cách mà bạn muốn bản thân được tương tác trong cuộc hội thoại.

Ngoài ra cũng nên loại bỏ các tác nhân gây xao nhãng như: Điện thoại, TV,… Để không làm gián đoạn trong khi trò chuyện.

  • Giọng điệu

Đối với mỗi cá nhân, hoàn cảnh cụ thể chúng ta cũng cần linh hoạt cách ứng xử và giao tiếp khác nhau. Nhưng chung quy để cuộc trao đổi diễn ra được thuận lợi thì yêu cầu giọng điệu khi truyền đạt thông tin của bạn cần phải mạch lạc, rõ ràng.

Đặc biệt là phải phù hợp và ứng dụng linh động. Bởi ngữ điệu sẽ quyết định 38% hiệu quả trong giao tiếp. Thực tế, yếu tố này đôi khi còn quan trọng hơn nội dung mà bạn muốn truyền đạt.

VD: Khi bạn khen một ai đó câu “Em đẹp lắm” nhưng với ngữ điệu bình thản và câu từ “Wow” kèm ngữ điệu kinh ngạc. Phía nào sẽ đem lại thích thú cho người nghe hơn? Chắc hẳn bạn đã có câu trả lời.

Vậy nên sức mạnh của giọng điệu trong giao tiếp là không cần bàn cãi. Vì đôi khi nó còn có thể thay thế cho những biểu đạt bằng lời.

  • Tâm thế

Trong các hoàn cảnh giao tiếp thông thường hãy luôn giữ cho mình có một tâm thế thoải mái, lưng và đầu thẳng, nhưng không cao quá so với đối phương. Điều này sẽ gây thiện cảm cho người đối diện, giúp các bạn dễ trao đổi hơn.

tam-the-khi-giao-tiep
Tâm thế khi giao tiếp

5. Kết 

Dù học tập và làm việc ở bất cứ vai trò nào nếu muốn phát triển và đi lên thì kỹ năng giao tiếp là kỹ năng cần thiết không thể thiếu. 

Đặc biệt cho những bạn nào muốn theo các công việc thuộc các lĩnh vực dịch vụ thì đây lại càng là kỹ năng quan trọng cần có, nếu muốn đạt được thành công.

Tất nhiên cũng có rất nhiều người vì có thiên khiếu hoạt ngôn nên đặc biệt giỏi trong lĩnh vực giao tiếp. Song đây vẫn là kỹ năng có thể rèn luyện và phát triển thông qua trau dồi mỗi ngày.

Tham khảo bài viết:

Kỹ năng lắng nghe: Nghệ thuật trong giao tiếp

Kỹ năng quản lý thời gian: Làm gì để giảm thời gian làm nhưng vẫn tăng hiệu suất?

Top nghề nghiệp có thu nhập “khủng” tại Việt Nam

Để lại lời nhắn cho EDUFA nhé!