fbpx

Kỹ năng mềm cần có trước khi bước vào đại học

5/5 - (2 bình chọn)

Kỹ năng mềm là tổng hợp những kỹ năng thực hành xã hội. Liên quan trực tiếp đến cảm xúc. Dùng để chỉ các khả năng cần thiết trong đời sống.

Trở thành một tân sinh viên và đặt mình trong môi trường mới. Không chỉ chịu mũi rào áp lực về vấn đề học tập, mà khi bắt đầu “trải đời”, nhiều bạn nhìn nhận đã đến lúc mình nên cải thiện các kỹ năng mềm bên cạnh vấn đề kiến thức và kinh nghiệm.

Vậy để có thể chuẩn bị một tâm thế tốt nhất, thì dưới đây sẽ là những kỹ năng mềm cần thiết mà các tân sinh viên cần trang bị.

1. Kỹ năng lắng nghe

Dù có tài giỏi tới đâu thì ở ngoài kia vẫn có vô vàn kiến thức mới mà ta chưa từng tiếp xúc hay biết tới. Vì vậy việc biết lắng nghe sẽ giúp bạn học hỏi được nhiều điều từ những người xung quanh. Cũng như củng cố cho các mối quan hệ sâu sắc dựa trên sự thấu hiểu. 

Tuy nhiên biết lắng nghe không có nghĩa là bạn sẽ phải răm rắp nghe theo lời người khác. Và không hề lập cho mình hàng rào phản biện. 

Chính bản thân chúng ta trong quá trình “tiếp nạp” kiến thức cũng cần tỉnh táo. Tôn trọng ý kiến và quan điểm của người khác. Nhưng cũng thường xuyên quán chiếu các thông tin và chọn lọc có chủ đích.

ky-nang-lang-nghe
Kỹ năng lắng nghe

2. Kỹ năng giao tiếp

Không có kỹ năng giao tiếp tốt sẽ là rào cản lớn cho sự thành công của các bạn. Vì “một cây làm chẳng nên non”. 

Rất nhiều bạn có chuyên môn và kỹ năng cao nhưng lại tự ti trong giao tiếp, sợ xã hội và có xu hướng thu mình. 

Điều này không chỉ gây ảnh hưởng đến việc xây dựng các mối quan hệ (điều vô cùng quan trọng). Mà hơn cả còn ngăn cản sự phát triển của bạn trong môi trường học tập và công việc.

3. Kỹ năng quản lý thời gian

Bạn có bao giờ cảm thấy khó chịu và ngộp thở với đống bài tập, deadline mà mình đang phải đối mặt? Điều này có thể chỉ ra là bạn chưa biết cách sử dụng thời gian hợp lý.

Đây là lát cắt tạo ra sự khác biệt giữa người làm việc có năng suất và người làm việc theo cảm hứng. Biết phân bổ thời gian đúng cách: sắp xếp hoàn thành công việc quan trọng trước, làm tập trung trong quỹ thời gian quy định,…

Nhưng yên chí vì kỹ năng này bạn hoàn toàn có thể tập một cách dễ dàng. Thông qua các ứng dụng hỗ trợ quản lý công việc. Hay dùng phương pháp Pomodoro để nâng cao hiệu quả công việc.

4. Khả năng giải quyết vấn đề

Kể cả khi bạn đã đề ra chiến lược và kế hoạch thật tỉ mỉ và cụ thể thì không có gì là chắc chắn sẽ không phát sinh các vấn đề ngoài tầm kiểm soát. Lúc này ta cần một cái đầu lạnh để nhìn nhận ra hướng đi giải quyết nhanh chóng.

Tuy nhiên, đây không phải là kỹ năng mà ta có thể học trong ngày một ngày hai. Cần có nhiều trải nghiệm và kiến thức thực tế. Từ đó bạn mới có thể tự tin đối mặt với các tình huống phát sinh.

ky-nang-giai-quyet-van-de
Kỹ năng giải quyết vấn đè

5. Khả năng làm việc nhóm

Không hề ngoa khi nói đại học là một xã hội thu nhỏ. Có rất nhiều bài tập bạn được giao sẽ là bài tập nhóm. Vậy nên việc có kỹ năng làm việc với tập thể sẽ là một lợi thế lớn cho bạn.

Gây dựng thiện cảm với vòng tròn bạn bè, đồng nghiệp. Các bạn có thể “hợp cạ” dễ dàng trao đổi công việc chung. 

Kỹ năng làm việc nhóm sẽ yêu cầu bạn biết lắng nghe, biết đóng góp xây dựng. Và đôi khi là khả năng linh hoạt giải quyết các mâu thuẫn phát sinh…

Đừng ỷ lại vào tâm lý tự bản thân mình làm cũng được. Bởi dù muốn hay không thì bạn cũng sẽ phải trải qua rất nhiều ca làm việc nhóm tương tự. Đối mặt với số lượng công việc lớn việc ôm đồm tất cả là không thể.

Và không phải tự nhiên mà kỹ năng làm việc nhóm được xếp vào hàng kỹ năng cần thiết nhất. Bởi ta sống và làm việc trong một xã hội tập thể. Do vậy hãy tập mở lòng và trau dồi kỹ năng này nhiều hơn.

ky-nang-lam-viec-nhom
Khả năng làm việc nhóm

6. Khả năng thích nghi, linh hoạt

Xã hội luôn cấp tiến và thay đổi không ngừng. Chính vì vậy các công ty thường ưu tiên những cá nhân có khả năng thích nghi và có tính linh hoạt cao.

Bởi chỉ có khi có tính thích nghi cao bạn mới có thể “sinh tồn” trong thời kỳ số hoá hiện nay. Học hỏi và cải thiện bản thân không ngừng, đừng để mình mắc kẹt trong vòng tròn an toàn và ổn định quá lâu.

Bạn có thể mở rộng khả năng này của mình bằng cách liên tục tham gia thử sức ở các hạng mục khác nhau có tính thử thách cao. Rèn luyện ở nhiều môi trường khác nhau và xây dựng cho mình tính linh hoạt và năng động trong mọi hoàn cảnh.

7. Khả năng chịu áp lực

Áp lực học tập và công việc là điều không thể tránh khỏi. Và mọi sai lầm đều có thể dẫn đến cái giá đắt. Mình được học từ người giáo viên của mình rằng:

“Điều khó khăn nhất khi trưởng thành là ta phải học cách chịu trách nhiệm”.

Những kỹ năng bên trên, phần nào sẽ giúp bạn biết điều chỉnh và tránh được các rắc rối, áp lực trong công việc. 

Tuy nhiên, không có gì là hoàn toàn tuyệt đối. Để đối phó và chuẩn bị trước cho các vấn đề về áp lực công việc có thể ảnh hưởng đến đời sống tinh thần. Bạn nên chăm sóc nó ngay từ đầu.

Cân bằng giữa công việc và giải trí. Bên cạnh việc mở rộng sự giới hạn của chính mình khi tham gia các môi trường làm việc nghiêm khắc, khó khăn,… để tập làm quen trước.

ky-nang-chiu-ap-luc
Khả năng chịu áp lực

Bạn có muốn tìm hiểu cụ thể hơn về cách thức để nâng trình các kỹ năng trên? Đón xem series kỹ năng sắp tới của EDUFA nhé!

Để lại lời nhắn cho EDUFA nhé!