Chăm sóc sức khỏe tinh thần đã và đang là chủ đề nhận được nhiều sự quan tâm. Đây là một tín hiệu đáng mừng trong thời đại của chúng ta.
Song cũng đặt ra một vài vấn đề, điều này có thể chỉ ra rằng chúng ta đang sống trong một thời kỳ quá nhiều biến động. Những tác động từ môi trường, từ sự kỳ vọng của xã hội,… Tất cả đều có thể trở thành áp lực nặng nề.
Hoặc đơn giản có những ngày bạn bị kéo đi quay cuồng với guồng công việc đến kiệt sức. Nhận thức được bản thân đang quá tải? Vậy hãy bắt đầu ngồi xuống cùng EDUFA “vuốt ve”, chăm sóc lại vườn cây tinh thần của chính mình.
1. Chăm sóc sức khỏe tinh thần từ những lời tích cực với bản thân
Tác giả của cuốn sách Ngôn từ có thể thay đổi não bộ của bạn đã viết: “Một từ đơn giản có khả năng ảnh hưởng tới biểu hiện của các gen điều tiết căng thẳng thể chất và tinh thần”.
Khi nói những lời tích cực với bản thân không chỉ giúp bạn điều chỉnh tư duy. Mà hành động này còn tác động lên cách bạn nhìn nhận sự vật, sự việc. Điều chỉnh suy nghĩ và hướng nhìn tích cực.
Bên cạnh đó khi thay đổi cách nhìn nhận của chính mình, điều này cũng giúp bạn thay đổi cách nhìn ở người khác. Chúng ta dễ dàng nhìn ra những điều tốt đẹp ở những người xung quanh. Đồng thời thời cũng điều tiết được cơn tức giận tốt hơn so với thông thường.
Sống lành cho một năm mới trọn vẹn
2. Chăm sóc sức khỏe tinh thần với lòng biết ơn
Làm thế nào để đạt được hạnh phúc và sự bình an trong tâm hồn là câu hỏi muôn thủa. Mà ở đó mỗi người lại có quy chuẩn khác nhau.
Vì sao cùng sống trong một hoàn cảnh và điều kiện giống nhau, có người lại cảm thấy hạnh phúc. Nhưng cũng có người cảm thấy bất mãn, khó chịu? Điều khác biệt nằm ở sự biết ơn.
Lòng biết ơn sẽ là thứ nhắc nhở cho ta biết trân trọng những giá trị mà bản thân hiện tại đang có. Dù ngoại cảnh có xoay vần. Hay gặp biến cố thế nào đi chăng nữa, lòng biết ơn vẫn sẽ là mỏ neo giúp bạn luôn có tâm thế vững chãi.
Để rèn luyện lòng biết ơn bạn có thể xây dựng thói quen viết 3 điều mà mình cảm thấy biết ơn mỗi ngày. Đó có thể là những điều nhỏ nhặt như cảm thấy biết ơn vì có một nơi chốn để về. Hay như biết ơn vì đã có một sức khỏe thật tốt.
Duy trì thói quen này lâu dần sẽ rèn luyện cho bạn tư duy tích cực một cách tự động.
3. Tập trung từng khoảnh khắc trong cuộc sống
Tập trung sống cho hiện tại nghe có vẻ đơn giản nhưng thú thực lại không hề dễ chút nào. Dù là khi ăn, khi bước đi, khi làm việc, bạn có cảm thấy mình thường rơi vào trạng thái tâm trí “treo ngược cành cây”?
Sống trong thực tại hay còn được gọi là sống trong chánh niệm, là một bước quan trọng để bạn chăm sóc sức khỏe tinh thần.
Không chỉ nâng cao sự tập trung, tỉnh táo để nhìn nhận sự vật, sự việc. Khi sống ở hiện tại bạn sẽ biết tách rời và tránh đồng nhất bản thân khỏi những suy nghĩ tiêu cực.
Biết quán xuyến và nhận thức những cảm xúc mà bạn đang có hiện tại. Để từ đây điều chỉnh và nuôi dưỡng chăm sóc lại tâm hồn mình.
4. Luyện tập thể thao
Quá trình tập thể dục, thể thao sẽ giúp giảm lượng hormone gây căng thẳng cho cơ thể. Đồng thời kích thích sản sinh ra endorphin – hormone giải tỏa căng thẳng và trầm cảm. Hành động này sẽ giúp bạn cảm thấy thư giãn, lạc quan hơn.
Rèn tâm bằng tập thể dục – tại sao không?
5. Thưởng thức bữa ăn ngon
Theo nghiên cứu, tiếp nạp một lượng vừa phải Carbohydrate (chất có trong đường, tinh bột, rau quả,…) sẽ kích thích sự hoạt động của hormone serotonin. Chất này sẽ giúp mang đến cảm giác thư giãn, xoa dịu tâm trí, giúp bạn ngủ ngon hơn.
Ngoài ra, ăn các loại rau và trái cây chứa nhiều vitamin cũng là một cách tốt để điều chỉnh tâm trạng. Tương tự với các món cá, ngũ cốc,… Cũng có công dụng hữu hiệu trong giải phóng dopamine. Giúp ta cảm thấy hạnh phúc.
6. Chăm sóc sức khỏe tinh thần bằng việc mở lòng với một ai đó
Nếu đến một lúc mức chịu đựng của bạn đạt cực hạn và bạn không thể vượt thoát khỏi những suy nghĩ tiêu cực thì hãy tìm đến một người thân thuộc với mình và trải lòng, chia sẻ về vấn đề của bản thân.
Đón nhận sự đồng cảm và sẻ chia từ những người yêu thương cũng là một cách hiệu quả để xoa dịu tức thì.
Tuy nhiên, hãy chắc chắn rằng người mà bạn tìm đến cũng đủ năng lượng để đồng hành trong cuộc trò chuyện cùng bạn.
7. Cho phép bản thân nghỉ ngơi
Hiểu rằng chúng ta ai rồi cũng sẽ có lúc kiệt sức và cần có cho mình khoảng thời gian yên lắng lại để nạp lại năng lượng. Vậy nên dù bận rộn đến mấy hãy luôn nhớ dành thời gian để nghỉ ngơi cân bằng lại năng lượng cho chính mình.
Giải tỏa căng thẳng đơn giản, hiệu quả tức thì
8. Ngủ đúng giờ
Nhiều nghiên cứu đã cho thấy việc thức khuya gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm trạng của con người. Vậy nên hãy xây dựng thói quen tích cực bằng việc ngủ đủ giấc và ngủ trong một khung giờ cố định.
Tránh uống caffein sau 2 giờ chiều và tắt màn hình 1 tiếng trước khi ngủ để có một giấc ngủ sâu đầy đủ.
Việc thực hiện toàn bộ các bước trên có lẽ sẽ là điều không hề dễ dàng. Vậy nên bạn có thể lựa chọn một vài phương pháp phù hợp với bản thân nhất và luyện tập thực hiện thường xuyên.