fbpx

Trí thông minh trong thuyết đa trí tuệ, bạn thuộc kiểu nào?

5/5 - (4 bình chọn)

Trí thông minh từ thuyết đa trí tuệ với 8 loại trí thông minh phổ biến, vậy bạn sẽ thuộc dạng nào trong số đó? Tìm hiểu ngay!

Cùng EDUFA tìm hiểu chi tiết qua bài viết!

1. Hiểu về thuyết đa trí tuệ 

Cha đẻ của Thuyết đa trí tuệ là ông Howard Gardner – Nhà tâm lý học và cũng là giáo sư của Đại học Harvard. Ông cho rằng tất cả mọi người đều có các dạng trí tuệ khác nhau. Và trí thông minh của con người sẽ không chỉ giới hạn bởi IQ như nhiều người vẫn nhầm tưởng.

Từ học thuyết đa trí tuệ của mình, ông đã cho ra đời 8 loại hình trí thông minh phổ biến trong cuốn sách Frames of mind (Cơ cấu của trí tuệ) được phát hành năm 1983. Trong đó, ông đã công bố các nghiên cứu và lý thuyết về sự đa dạng của trí thông minh (Theory of Multiple Intelligences) 

Tri-thong-minh-trong-thuyet-da-tri-tue
Thuyết đa trí tuệ

Đọc thêm: Thuyết gắn bó trong tâm lý học nói gì về cách bạn yêu?

2. Các loại hình trong thuyết đa trí tuệ

Dựa trên học Thuyết đa trí tuệ chúng ta có 8 loại trí thông minh phổ biến. Nhưng làm thế nào để nhận biết được bản thân thuộc dạng thức nào? Hay những đặc tính về trí tuệ có thể nói gì về nghề nghiệp phù hợp dành cho bạn? 

Thử ngay bài Test sau để xác định bạn thuộc nhóm nào: Trắc nghiệm đa trí thông minh MI

2.1 Trí thông minh không gian 

Nhóm này là những người rất giỏi trong việc suy luận, liên tưởng các vấn đề liên quan đến hình học, hình khối. Họ có khả năng quan sát và cũng có khả năng xác định phương hướng rất tốt.

Ngoài việc sở hữu cảm quan tinh tế về mặt không gian, đây còn là nhóm những người thường có năng khiếu về hội hoạ, các tạo hình nghệ thuật.

Biểu hiện: 

– Ghi nhớ bằng hình ảnh hoặc sơ đồ tư duy tốt.

– Giỏi việc nhận biết và xác định hướng. Có khả năng ghi nhớ đường nhanh, hay có thể tự đọc bản đồ.

– Thích các hoạt động nghệ thuật: Vẽ, chụp ảnh, làm thủ công,…

Nghề nghiệp phù hợp: Phi công, bác sĩ phẫu thuật, nhiếp ảnh gia, kỹ sư, hoạ sĩ, thiết kế,…

tri-thong-minh-khong-gian
Trí thông minh không gian 

2.2 Trí thông minh âm nhạc 

Nhóm này sở hữu khả năng nhạy bén trong cảm âm về nhịp điệu, tiết tấu,… Có khả năng trong việc ghi nhớ và bắt chước các giai điệu rất nhanh. Một số người thậm chí còn có khả năng chơi nhiều nhạc cụ và sáng tác.

Biểu hiện: 

– Thường chú ý đến những âm thanh ngẫu nhiên xung quanh.

– Dễ dàng bị thu hút bởi các bài nhạc và có khả năng thuộc, bắt chước bài hát nhanh chóng.

– Nhạy trong việc nhận biết các âm thanh của nhạc cụ, thậm chí có thể chơi chúng. 

Nghề nghiệp phù hợp: Ca sĩ, giáo viên thanh nhạc, nhà sáng tác, DJ, chỉ huy dàn hợp xướng, sản xuất âm nhạc,…

2.3 Trí thông minh toán học – Logic

Người thuộc nhóm này sẽ có khả suy luận, tư duy logic chặt chẽ. Họ quan tâm nhiều đến các con số, biểu đồ, thống kê. Đó là lý do những người thuộc nhóm trí tuệ này thích học toán, vi tính và làm thí nghiệm. Bởi họ luôn chìm đắm trong các ý tưởng và định nghĩa trừu tượng.

Biểu hiện: 

– Nhạy cảm với toán học và các con số, thích các trò chơi mang tính chiến lược.

– Luôn đặt câu hỏi cho mọi vấn đề và xử lý tình huống rất linh hoạt.

– Giỏi suy luận và các công việc đòi hỏi sự tư duy.

Nghề nghiệp phù hợp: Kế toán, kỹ sư, nhà kinh tế học, nhà khoa học, nhà toán học, đại lý mua bán,…

tu-duy-logic
Trí thông minh toán học – Logic

2.4 Trí thông minh tương tác xã hội

Là những cá thể gắn kết cộng đồng, họ giỏi việc kết nối và hợp tác với người khác. Sắc bén trong giao tiếp, đây là những con người giàu lòng trắc ẩn và có sức lôi cuốn trong tập thể. 

Biểu hiện: 

– Có khả năng dẫn dắt và thích làm việc nhóm hơn là làm một mình.

– Luôn thoải mái khi đứng trước đám đông và có khả năng diễn đạt ý kiến của bản thân.

– Luôn là người kiên nhẫn lắng nghe và thấu hiểu với người khác. 

Nghề nghiệp phù hợp: Nhà tâm lý học, sales, cố vấn, quản lý, trưởng nhóm, trưởng phòng, chuyên gia đàm phán, chính trị gia,…

giao-tiep
Trí thông minh tương tác xã hội

2.5 Trí thông minh thể chất

Sở hữu khả năng vận động vượt trội. Biết cách kiểm soát và cân bằng các chuyển động của cơ thể. Khi học tập họ có xu hướng ghi nhớ mọi thứ thông qua hành động và luyện tập thay vì chỉ học qua nghe, nhìn thông thường.

Biểu hiện: 

– Thay vì ngồi một chỗ thì luôn thích vận động không ngừng.

– Giỏi các hoạt động thể thao hoặc có năng khiếu nổi bật về nhảy, múa.

– Không sợ các trò chơi mạo hiểm.

Nghề nghiệp phù hợp: Vận động viên, diễn viên, ý tá – điều dưỡng, nhà vật lý trị liệu,…

tri-thong-minh-van-dong
Trí thông minh thể chất

2.6 Trí thông minh ngôn ngữ

Loại hình trí tuệ này thể hiện qua việc người đó rất giỏi ở các khía cạnh viết lách và giao tiếp. Họ có thể triển khai suy nghĩ và ý kiến của mình một cách rõ ràng, mạch lạc mà không gặp trở ngại gì. 

Ngoài ra những người này còn sở hữu trí nhớ tốt về các sự kiện một cách chi tiết và rõ ràng.

Biểu hiện: 

– Thích đọc sách và viết lách.

– Tự tin trong giao tiếp bằng lời nói và thích tranh luận.

– Nhạy cảm với ngôn từ và dễ dàng ghi nhớ thông tin.

Nghề nghiệp phù hợp: Giáo viên, giáo viên ngôn ngữ, nhà báo, biên tập, luật sư, nhà văn, nhà thơ, MC,…

tri-thong-minh-ngon-ngu
Trí thông minh ngôn ngữ

2.7 Trí thông minh thiên nhiên

Nhóm những người sở hữu loại trí thông minh này luôn có mối liên kết đặc biệt với thiên nhiên. Họ đam mê cây cối, động vật, thực vật. Và các hoạt động liên quan đến các chủ đề trồng trọt, cắm trại, leo núi hay bất cứ điều gì gắn kết với thiên nhiên luôn khiến họ hứng khởi. 

Biểu hiện: 

– Thích tìm hiểu về cây cỏ và loài vật.

– Thích tham quan, đi đến đến các vùng đất có thiên nhiên yên bình.

– Thường hứng thú đến việc quan sát hiện tượng tự nhiên.

Nghề nghiệp phù hợp: Bác sĩ thú y, nhà bảo tồn, nông dân, nhà địa chất, nhân viên sở thú,…

tri-thong-minh-thien-nhien
Trí thông minh thiên nhiên

2.8 Trí thông minh nội tâm

Hay còn được biết tới là trí thông minh liên cá nhân. Những người thuộc nhóm này sẽ có nhận thức rất sâu sắc về bản thân trên các khía cạnh về: cảm nhận, mục tiêu và ước muốn của chính mình.

Sở hữu trí tuệ nội tâm bén nhạy, họ nắm rõ được ưu nhược điểm của chính mình. Và thích việc đắm chìm trong các phân tích giả định và giả thuyết.

Biểu hiện: 

– Dành nhiều thời gian một mình để suy ngẫm và phóng chiếu lại bản thân.

– Thích nghiên cứu về chủ đề tâm lý và có thể diễn giải nội tâm mình mạch lạc.

– Có ý chí độc lập mạnh mẽ và hiểu rõ ưu, nhược điểm của chính mình.

Nghề nghiệp phù hợp: Nhà tâm lý học, nhân viên công tác xã hội, triết gia, luật sư, tác giả văn học,…

noi-tam
Trí thông minh nội tâm

3. Tổng kết 

Một người thường sẽ sở hữu với hơn 2 trong 8 loại hình thông minh trên. Bạn có thể dựa trên sự cảm nhận và đánh giá chủ quan của cá nhân để tìm ra loại hình giống với bản thân. Hoặc tham khảo bài trắc nghiệm online và hỏi thực tiếp những người thân xung quanh của mình.

EDUFA sẽ cập nhật chi tiết hơn về từng loại hình thông minh qua các bài viết số sau trong mục Kỹ năng. Cảm ơn sự theo dõi của các bạn!

Để lại lời nhắn cho EDUFA nhé!