Overthinking có thể trở thành vấn đề lớn, cản trở bạn tận hưởng cuộc sống hiện tại. Vậy, làm cách nào để đối diện với nó?
Ở bài viết này EDUFA sẽ cung cấp cho bạn đọc những góc nhìn đa chiều về Overthinking. Bên cạnh việc đưa ra các giải pháp giúp bạn vượt qua tình trạng này.
1. Giới thiệu
1.1 Hội chứng Overthinking có nghĩa là gì?
Overthinking là tình trạng suy nghĩ quá mức về một vấn đề, tình huống hoặc sự kiện,… Dẫn đến sự mất cân bằng tâm lý, khiến tâm trạng rơi vào trạng thái không ổn định.
1.2 Tại sao Overthinking trở thành vấn đề đáng quan ngại?
Overthinking gây ra sự căng thẳng, lo lắng, và làm giảm hiệu quả trong công việc, cuộc sống hàng ngày. Ở nhiều trường hợp, trạng thái này sẽ gây ra sự cản trở khả năng tập trung và đưa ra quyết định đúng đắn.
1.3 Tại sao ta nên tìm hiểu về Overthinking?
Tìm hiểu về hiện trạng “suy nghĩ quá mức” này sẽ giúp bạn sớm “bắt bệnh” ra các triệu chứng, nguyên nhân và hậu quả của nó. Từ đó tìm ra hướng giải quyết và cách cải thiện chất lượng cuộc sống.
2. Hiểu sâu về Overthinking: Có đơn giản chỉ là suy nghĩ quá nhiều?
2.1 Các dấu hiệu thường gặp
Sau đây là các triệu chứng thường gặp ở các overthinker:
– Không thể ngừng suy nghĩ về một vấn đề hoặc sự kiện:
Luôn cảm thấy bị mắc kẹt trong vòng lặp suy nghĩ và khó để thoát ra.
– Lo lắng thái quá:
Có xu hướng lo lắng về các vấn đề nhỏ nhặt hoặc không có căn cứ thực tế. Những người này thường tạo ra tình huống tưởng tượng. Đôi khi là dành quá nhiều thời gian để suy diễn về những kết quả xấu nhất có thể xảy ra.
– Suy nghĩ tiêu cực:
Thường có suy nghĩ tiêu cực về bản thân, người khác và cuộc sống. Đôi khi là tự đánh giá thấp và nghi ngờ khả năng của chính mình.
– Soi xét quá mức:
Có xu hướng bới móc mọi chi tiết và suy nghĩ đến mức căng thẳng. Thậm chí là khó chấp nhận những quyết định đơn giản và dễ dàng.
– Khó tập trung:
Chìm đắm với quá nhiều suy nghĩ trong đầu làm các overthinker mất đi khả năng tập trung và làm việc hiệu quả. Họ dễ cảm thấy mất tập trung trong công việc và các hoạt động hiện tại.
– Mệt mỏi và căng thẳng:
Suy nghĩ quá mức khiến họ mất năng lượng và cảm thấy căng thẳng về cả tâm lý và thể chất.
– Rối loạn giấc ngủ:
Dễ mắc chứng rối loạn giấc ngủ. Bao gồm các triệu chứng như: khó ngủ, chất lượng giấc ngủ kém, giấc ngủ chập chờn,…
2.2 Phân biệt Overthinking và suy nghĩ bình thường
Vậy làm thế nào để phân biệt mình đang ở trạng thái suy nghĩ quá nhiều hay đó chỉ là những suy nghĩ bình thường? Bạn có thể dựa vào 5 khía cạnh sau để nhận định và xem xét.
– Tần suất và mức độ:
Overthinking xảy ra khi suy nghĩ vượt quá mức cần thiết và trở thành một thói quen khó kiểm soát. Trái lại, suy nghĩ bình thường là một phần tự nhiên của quá trình tư duy và sẽ xuất hiện theo nhu cầu.
– Cảm giác căng thẳng:
Trạng thái suy nghĩ quá nhiều thường đi kèm cảm giác căng thẳng, lo lắng và sự bất an. Trong khi đó, suy nghĩ bình thường không tạo ra cảm giác căng thẳng mạnh hoặc gây ảnh hưởng tiêu cực đến tâm trạng.
– Quá mức suy diễn và giả định:
Overthinking thường đi kèm với xu hướng suy diễn và giả định về những kịch bản tiêu cực, không có căn cứ thực tế. Trong khi đó, suy nghĩ bình thường có thể dựa trên các quan sát và sự phân tích hợp lý.
– Tác động đến chất lượng cuộc sống:
Suy nghĩ quá nhiều có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, gây ra căng thẳng, lo lắng. Làm ảnh hưởng đến khả năng đưa ra quyết định và hiệu suất làm việc. Trong khi đó, suy nghĩ bình thường không gây ra những tác động tiêu cực lớn đến cuộc sống hàng ngày.
– Khả năng điều khiển:
Overthinking thường là một thói quen không kiểm soát, khó ngừng lại và tạo ra một vòng lặp suy nghĩ tiêu cực. Trong khi đó, suy nghĩ bình thường có thể được kiểm soát và chủ động thay đổi.
2.3 Các nguyên nhân gây ra Overthinking
Overthinking là tình trạng suy nghĩ quá mức, có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân.
Trong đó, căn bệnh rối loạn lo âu là một trong những nguyên nhân phổ biến. Với những dấu hiệu thường thấy như, khiến ta cảm thấy lo lắng và thường suy diễn tiêu cực về những tình huống thậm chí còn chưa xảy ra.
Hay nguyên nhân khác có thể đến từ cảm giác không hài lòng với cuộc sống và sự lạc lõng khi không chắc chắn về con đường mình chọn…. Đây đều là những thứ có thể khiến ta chìm đắm vào vòng suy tư vô tận.
Tiếp đến là nhu cầu về chủ nghĩa hoàn mỹ và sự tự áp lực. Thúc đẩy ta suy nghĩ nhiều về việc làm thế nào để đạt được những tiêu chuẩn cao.
Hay sự quá tải thông tin từ môi trường truyền thông cũng đóng góp không nhỏ khiến nhiều người rơi vào trạng thái suy nghĩ quá nhiều, để so sánh, hơn thua, tự tạo áp lực cho bản thân,…
Nhìn chung, hiểu rõ các nguyên nhân này có thể giúp chúng ta biết được nguồn cơn của tình trạng mà mình đang vướng phải. Qua đó tìm ra hướng giải quyết hiệu quả.
3. Tác động của Overthinking
– Ảnh hưởng đến tâm lý và tinh thần
Overthinking có thể gây ra căng thẳng, lo lắng, trầm cảm và giảm khả năng tận hưởng cuộc sống.
– Tác động tiêu cực đến sức khỏe và cuộc sống hàng ngày
Tình trạng này có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Ảnh hưởng trực tiếp đến đến sức khỏe và giảm hiệu suất làm việc.
– Gây mất tập trung, dẫn đến việc đưa ra quyết định thiếu hiệu quả
Việc suy nghĩ quá nhiều có thể gây ra tình trạng mất tập trung, tinh thần không ổn định. Dẫn đến sự ảnh hưởng khả năng đưa ra quyết định tự tin, hiệu quả.
4. Cách vượt qua Overthinking
4.1 Nhận biết và chấp nhận tình trạng của bản thân
Việc nhìn nhận và chấp nhận tình trạng của bản thân là bước đầu quan trọng để vượt qua tình trạng này. Sau khi đã xác định được vấn đề và nguyên nhân, chúng ta có thể ứng dụng các phương pháp tiếp theo.
4.2 Ứng dụng các kỹ thuật giảm căng thẳng và quản lý tâm trạng
Các kỹ thuật giảm căng thẳng dễ dàng mà bạn có thể thực hành hằng ngày bao gồm:
– Viết nhật ký tâm trạng:
Ghi chú lại toàn bộ những suy nghĩ và cảm xúc của bản thân. Xem xét lại những cảm xúc và suy nghĩ đang tồn đọng bên trong bạn. Đây là bước đầu để bạn có được “manh mối” và giải quyết từng vấn đề mình đang vướng mắc.
– Tập thể dục, thể thao, các bài tập yoga:
Quá trình vận động sẽ giúp cơ thể giải phóng hormone hạnh phúc Endorphin. Giúp tạo ra cảm giác thoải mái, giảm căng thẳng và cải thiện tâm trạng.
– Thực hành thiền:
Đơn giản với việc tập trung vào hơi thở hiện tại. Bạn học được cách kéo những suy nghĩ bất nhất từ quá khứ, tương lai trở về hiện tại. Hành động đơn giản này sẽ giúp bạn lấy lại được bình tĩnh và nâng cao khả năng tập trung.
4.3 Tìm đến người hỗ trợ và tư vấn
Nếu cần thiết đừng ngại tìm đến bạn bè, người thân hoặc các chuyên gia tâm lý để trò chuyện và tìm kiếm sự hỗ trợ. Và biết đâu góc nhìn của những người ngoài cuộc sẽ giúp bạn tìm ra được hướng giải quyết hay hướng nhìn toàn diện hơn.
5. Lời kết
Thấu hiểu rằng Overthinking không chỉ ảnh hưởng đến tâm trí mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Việc hiểu và ứng dụng những phương pháp để vượt qua Overthinking sẽ giúp chúng ta sống một cuộc sống tự do, tự tin để tận hưởng mọi khoảnh khắc.
Đọc thêm: Morning pages phương pháp rèn luyện tư duy tích cực mỗi ngày