EQ hay còn được biết tới với tên gọi Trí tuệ cảm xúc là gì? Đâu là những khía cạnh bên trong và giá trị mà loại trí tuệ này mang lại?
Phần I: Giới thiệu về EQ
A. Định nghĩa EQ là gì?
Trí thông minh cảm xúc (EQ) được định nghĩa là khả năng thấu hiểu và quản chế cảm xúc của mỗi chúng ta.
EQ còn bao hàm cả khả năng tương tác và thấu hiểu cảm xúc của người khác. Qua đó giúp chúng ta phát triển các mối quan hệ lành mạnh. Đồng thời là nền tảng phát triển toàn diện, cũng như duy trì trạng thái tâm lý tích cực.
Thực hiện bài kiểm tra test EQ tại ĐÂY!
B. Lợi ích và vai trò của trí tuệ cảm xúc
Trong cuộc sống hằng ngày thì EQ đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với người khác. Hỗ trợ bạn kết nối và làm việc nhóm hiệu quả.
Đây là chìa khóa thành công mà bất kỳ nhà lãnh đạo nào cũng muốn phát triển. Thông qua việc thấu hiểu cảm xúc của bản thân và người khác, lợi thế này sẽ giúp bạn tự tin đối diện với các thử thách. Đồng thời luôn giữ vững tinh thần ở trạng thái cân bằng nhất.
C. Các yếu tố chính của EQ là gì?
+ Khả năng tự nhận thức (Self-awareness):
Khả năng cảm nhận và thấu hiểu chính bản thân mình.
Dấu hiệu: Bạn luôn tự nhận thức được rất rõ về mọi cảm xúc của mình trong các tình huống cuộc sống thường ngày.
+ Khả năng điều chỉnh cảm xúc (Emotion management):
Khả năng cân bằng và kiểm soát cảm xúc một cách tích cực.
Dấu hiệu: Thay vì để cảm xúc nóng giận dẫn dắt vô cớ. Bạn sẽ biết cách điều chỉnh suy nghĩ của mình để không gây ảnh hưởng tiêu cực đến người khác.
+ Khả năng xây dựng động lực thúc đẩy (Self-motivation):
Khả năng tự động thúc đẩy bản thân. Duy trì trạng thái tích cực, lạc quan, có động lực để tập trung và phát triển mục tiêu.
Dấu hiệu: Tự xây dựng cho mình những kế hoạch, mục tiêu và thôi thúc bản thân mình tự thân hoàn thiện công việc hết mình.
+ Khả năng Đồng cảm (Empathy):
Khả năng đồng cảm với cảm xúc và trạng thái tâm lý của người khác.
Dấu hiệu: Bạn dễ dàng “bắt mạch” được người đối diện đang cảm thấy thế nào. Hay dễ dàng đồng điệu với cảm xúc của những nhân vật trong phim.
II. Đặt bàn cân về EQ và IQ
A. So sánh EQ và IQ
Một khái niệm khá phổ biến với chúng ta là IQ – Chỉ số thông minh. Trong khi IQ giúp đánh giá sự thông minh về logic và trí tuệ. EQ tập trung vào khả năng thấu hiểu và quản lý cảm xúc.
Đây hoàn toàn giống như một cán cân giữa lý trí và cảm xúc vậy. Vì đây là hai khía cạnh hoàn toàn khác nhau nên sẽ rất khó để so sánh giá trị nào sẽ tốt hơn giá trị nào.
Song trong một số trường hợp, EQ có thể đóng vai trò quan trọng hơn IQ vì nó hỗ trợ trong việc xây dựng mối quan hệ tốt, tạo động lực và giải quyết xung đột một cách khéo léo.
B. Thành công cá nhân
Những người có EQ cao thường là những nhà lãnh đạo xuất sắc, có khả năng làm việc nhóm hiệu quả. Bởi họ biết cách thể hiện sự đồng cảm và hỗ trợ nhân viên.
Trí thông minh cảm xúc cũng giúp ta biết đối diện với áp lực và khó khăn một cách bình tĩnh và tự tin. Từ đó nâng cao cơ hội thành công của cá nhân và gia tăng sự chuyên nghiệp.
C. Nghiên cứu về vai trò của EQ
Nhiều nghiên cứu cho thấy những nhà lãnh đạo và nhân viên có EQ cao thường thành công và dễ dàng tạo nên môi trường làm việc tích cực hơn.
Ví dụ: Các công ty có văn hóa đề cao EQ thường có nhân viên hạnh phúc, trung thành và có năng suất hiệu quả hơn.
III – Tổng kết:
Trí tuệ cảm xúc (EQ) sẽ là một kho báu tiềm năng cho những ai biết tận dụng nó để phát triển. Song đây không hoàn toàn là một loại năng lực thiên bẩm, bạn hoàn toàn có thể trau dồi nó thông qua việc rèn luyện, học hỏi và quan sát để quán chiếu không ngừng.
Việc nhìn nhận giá trị của trí tuệ cảm xúc sẽ là bước đầu để bạn tập trung sự chú ý và phát triển năng lực này. EDUFA chúc bạn thành công trên con đường hoàn thiện mình mỗi ngày!
Đọc thêm: Khủng hoảng hiện sinh: Hành trình đi tìm ý nghĩa cuộc sống