fbpx

Xét tuyển Đại học – 3 hình thức “chắc suất” cho sĩ tử

5/5 - (3 bình chọn)

Xét tuyển Đại học hiện nay ngày càng đa dạng hoá về phương thức. Điều này hứa hẹn về tương lai tạo ra nhiều cơ hội hơn cho các sĩ tử.

Theo công bố dựa trên thống kê của Bộ GD&ĐT tính từ năm 2022, Việt Nam hiện có 20 phương thức xét tuyển vào Đại học. Trong đó, phương thức xét kết quả thi tốt nghiệp THPT có mức tỷ lệ nhập học cao nhất là 47,98%. Đứng thứ hai là phương thức xét học bạ với tỷ lệ 37,18%.

Ngoài ra thì phương thức Đánh giá năng lực cũng nhận được nhiều sự quan tâm. Nhất là khi đây là phương thức được các trường Đại học top đầu ưu tiên trong tuyển sinh.

Vậy, bài toán đặt ra cho các sĩ tử lúc này chính là nên phân bổ công sức và đầu tư như thế nào để đạt hiệu quả cao cho kỳ thi tuyển sinh phía trước? Cùng EDUFA tìm hiểu qua bài viết bên dưới!

1. Xét tuyển Đại học bằng kỳ thi tốt nghiệp THPT

Thi tốt nghiệp THPT vốn là phương thức bắt buộc. Do vậy không có gì bất ngờ khi hình thức này có tỷ lệ thí sinh nhập học cao nhất, chiếm 47,98%.

Lợi thế trong việc là mục tiêu chung của nhiều thí sinh. Cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT có sự phân tầng kiến thức rõ ràng, trong khuôn khổ nhất định. Điều này tạo lợi thế cho các sĩ tử có thể tập trung ôn thi. Tránh được tình trạng mất sức khi phải dàn trải quá nhiều bài học như các kỳ thi riêng khác.

xet-tuyen-dai-hoc-bang-ky-thi-tot-nghiep-thpt
Thí sinh đăng ký xét tuyển bằng kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT

Mặt trái là ở việc có đến 20 phương thức tuyển sinh khác được các trường Đại học áp dụng. Điều này đã và đang khiến chỉ tiêu của phương thức này bị cắt giảm. Chưa nói đến việc điểm chuẩn của phương thức xét tuyển tốt nghiệp THPT được nhận định là khá cao. Cá biệt là các trường hợp tuy điểm cao song vẫn trượt nguyện vọng.

Do đó, nếu mong muốn sử dụng kết quả này trong xét tuyển Đại học, các sĩ tử sẽ cần có chiến lược thông minh. Sắp xếp nguyện vọng có chiến lược trong trong thời gian tới.

Ôn thi Đại học Dĩ An, Bình Dương

2. Xét tuyển Đại học bằng kỳ thi Đánh giá năng lực

30.000 chính là con số chỉ tiêu mà các trường dành cho kỳ thi Đánh giá năng lực năm 2022. Đặc biệt số lượng thí sinh tham gia kỳ thi cũng có sự gia tăng mạnh mẽ. Theo đó, kỳ thi Đánh giá năng lực Đợt 1 của ĐHQG TPHCM đã ghi nhận 91.500 thí sinh dự thi. Con số được cho là nhiều nhất từ trước đến nay. 

thi-sinh-tham-gia-ky-thi-danh-gia-nang-luc
Thí sinh tham gia kỳ thi Đánh giá năng lực

Một số chuyên gia nhận định về khả năng trở thành xu hướng tuyển sinh mới của kỳ thi này trong tương lai. Thông qua tính khách quan, đánh giá năng lực của sĩ tử đa chiều. Và khả năng phân loại học sinh cao.

Tuy nhiên, nhìn nhận khách quan hiện tại kỳ thi ĐGNL thường được sử dụng ở các trường đại học top đầu. Điều này dẫn tới mức điểm chuẩn khá cao và tính cạnh tranh vô cùng khốc liệt.

Song với đó, cơ cấu đề thi ĐGNL thường được phân bổ rất đa dạng. Bên cạnh việc có cấu trúc tính điểm riêng. Điều này đặt ra áp lực cho nhiều sĩ tử khi phải gồng gánh quá nhiều kiến thức cùng lúc.

Do đó, nếu lựa chọn xét tuyển bằng kết quả thi ĐGNL, thí sinh cần có sự đầu tư bài bản từ trước. Qua đó, có sự phân bổ thời gian hợp lý, tránh việc ôn tập nhồi nhét, gây kiệt sức.

Đề thi Đánh giá năng lực 2023: Tập trung vào khả năng xử lý vấn đề

3. Xét tuyển dựa trên học bạ 

Đứng thứ hai chỉ sau phương thức chính là xét kết quả Tốt nghiệp THPT về tỷ lệ học sinh nhập học. Con số 37,18% đã nói lên tiềm năng của phương thức xét tuyển học bạ.

Mang đến sự an tâm cho nhiều sĩ tử trong việc xét tuyển vào các trường, các ngành yêu thích. Phương thức này giúp giảm bớt gánh nặng về áp lực thi cử cho nhiều sĩ tử. Qua đó, khích lệ tinh thần để các em tập trung dồn sức chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT.

xet-tuyen-hoc-ba
Xét tuyển bằng phương thức học bạ

Một số các trường Đại học đã bắt đầu nhận hồ sơ xét tuyển học bạ từ sớm. Trong khoảng thời gian từ tháng 2 kéo dài đến tháng 8. Đặc biệt hơn, những thí sinh có thành tích tốt còn có cơ hội nhận nhiều suất học bổng từ các trường Đại học. 

Tuy nhiên, tỷ lệ chọi của phương thức xét tuyển học bạ cũng khá cao. Dựa trên quy tắc điểm trúng tuyển đợt sau cao hơn đợt trước và xét tuyển từ cao xuống thấp. Do đó các sĩ tử có thể tăng tính chủ động thông qua việc nộp hồ sơ xét tuyển từ sớm.

Tóm lại, lợi thế về việc có nhiều phương thức tuyển sinh đồng thời cũng là một thách thức lớn. Đòi hỏi các bạn cần phải có sự cân nhắc và lựa chọn để đầu tư hợp lý nếu muốn có kết quả tốt đáp ứng nhu cầu của bản thân và nguyện vọng của gia đình.

Để lại lời nhắn cho EDUFA nhé!