fbpx

Ngành kỹ thuật, khoa học liệu có khó xin việc?

5/5 - (1 bình chọn)

Ngành kỹ thuật, khoa học hiện vẫn luôn trong trạng thái “khát” nhân lực trầm trọng. Liệu có phải do ngành khó xin việc?

nganh-ky-thuat-khoa-hoc
Ngành kỹ thuật và khoa học ở Việt Nam

Thực trạng “khát” nhân lực của các ngành kỹ thuật, khoa học

“Khối ngành kỹ thuật hiện nay vô cùng “khát” nhân lực” – Thạc sĩ Nguyễn Kim Chung (Phó trưởng phòng Quan hệ công chúng và Doanh nghiệp, Đại học Mỏ – Địa chất) nhận định.

“Hàng năm nhà trường nhận được nhiều đơn đặt hàng từ doanh nghiệp liên quan đến các ngành như: Kỹ thuật địa chất, Khai thác mỏ, địa chất công trình,… Tuy nhiên, số sinh viên đào tạo không đủ cung cấp cho thị trường lao động”.

Dẫu thiếu nhân lực là vậy, song các ngành này cũng thường rất khó tuyển sinh. Nguyên nhân có thể xuất phát từ những thành kiến xã hội về ngành của nhiều bậc phụ huynh, học sinh trong nước như:

– Các công việc kỹ thuật, khoa học thường rất vất vả.

– Các ngành này có mức lương và thu nhập không cao.

– Công việc bấp bênh và khó xin việc.

Thạc sĩ Nguyễn Kim Chung cho rằng, những quan điểm trên đã không còn phù hợp trong bối cảnh hiện tại nữa. 

“Khi thực hiện công tác trắc địa kỹ thuật, trước kia, chúng ta phải dùng thiết bị thô sơ. Tuy nhiên hiện nay, hoàn toàn có thể xử lý trên hệ thống điện tử. Do đó, công việc, ngành nghề. lĩnh vực kỹ thuật không quá vất vả như chúng ta thường nghĩ. Những sinh viên tốt nghiệp, ra trường, được doanh nghiệp chào đón” – Bà Chung nêu nhận định.

Cơ hội việc làm rộng mở

Nhiều chuyên gia tư vấn và tuyển sinh cho hay, những sinh viên theo học ngành kỹ thuật, khoa học cơ bản tốt nghiệp loại khá, giỏi và có năng lực thì cơ hội việc làm rất rộng mở. 

Ví dụ đối với các ngành như:

– Vật lý lý thuyết

– Vật lý ứng dụng 

– Vật lý điện tử

– Vật lý chất rắn 

– Vật lý hạt nhân

– Vật lý tin học

– Vật lý địa cầu

– Vật lý – Tin học 

thi-truong-cong-viec-rong-mo
Thị trường công nghiệp rộng mở

Các sinh viên sau khi tốt nghiệp các ngành kỹ thuật, khoa học có thể xin vào làm việc tại các môi trường tiềm năng như:

– Công ty điện tử

– Máy tính

– Bệnh viện, cơ sở y tế

– Cơ quan xí nghiệp chế tạo vật liệu

– Liên đoàn địa chất

– Trung tâm, viện nghiên cứu

Đây là đối với các ngành Vật lý, còn đối với các ngành Hoá học thì thị trường phát triển cũng không hề kém cạnh. Đa dạng các lĩnh vực như: Hoá hữu cơ, Hoá vô cơ, Hoá phân tích, Hóa lý,…cũng được các doanh nghiệp tích cực chiêu mộ nhân tài. 

Ngoài ra còn có những ngành trong khối ngành khoa học, kỹ thuật như Hải dương học và Khí tượng thuỷ văn là những ngành học nghiên cứu về tất cả các vấn đề có liên quan đến biển. Bao gồm: tương tác biển, khí quyển và các vấn đề xảy ra ở vùng cửa sông, cửa biển mà các sinh viên có thể tham khảo. 

Đọc thêm: TOP NHÓM NGÀNH TRIỂN VỌNG TRONG TƯƠNG LAI

Để lại lời nhắn cho EDUFA nhé!