fbpx

Ngành Hải dương học: Tất tần tật mọi thông tin về ngành 

5/5 - (1 bình chọn)

Ngành Hải Dương học là một ngành nghiên cứu khoa học về Đại Dương. Trong những năm gần có thể thấy ngành càng nhận được nhiều quan tâm hơn.

Tuy nhiên những khái niệm về ngành vẫn còn rất mơ hồ. Nếu bạn cũng đang muốn tìm hiểu về ngành này, hãy cũng EDUFA bóc tách mọi thông tin qua bài viết bên dưới nhé!

nganh-hai-duong-hoc
Ngành Hải dương học

1. Ngành Hải dương học là gì? 

Ngành Hải dương học là một ngành nghiên cứu khoa học về Đại dương. Với nhóm các chủ thể nghiên cứu:

– Sinh vật biển và động học sinh thái 

– Các nguồn tài nguyên 

– Hải lưu, sóng biển và động lực chất lỏng

– Kiến tạo mảng và địa chất đáy biển 

– Thông lượng hóa chất và tính chất vật lý trong đại dương 

Tựu chung lại, công việc chính của một nhà Hải dương học là nghiên cứu về biển và những vấn đề liên quan. Mục đích là để: nghiên cứu sự sống, phòng chống động đất và tìm kiếm phương pháp điều trị bệnh…

Ngành này liên quan đến các môn toán học, vật lý, hoá học, sinh học cùng khoa học địa chất và môi trường. Đóng vai trò bổ trợ cho các ngành khác như:

– Giao thông vận tải

– Công nghiệp dầu khí

– Đánh bắt hải sản

– Xây dựng công trình biển

– Kiểm soát và bảo vệ môi trường biển

– Quốc phòng trên biển 

Do tính chất và tầm quan trọng đặc thù, ngành Hải dương học nhận được rất nhiều sự quan tâm từ thị trường doanh nghiệp trong nước. 

2. Các chuyên ngành của Hải dương học

2.1 Hải dương học: 

Sinh viên sẽ được trang bị các kiến thức về các mảng:

– Vật lý

– Động lực học 

– Sinh địa hoá

– Viễn thám

– Kỹ thuật kinh tế

– Quản lý và khai thác biển 

– Kiến thức về vùng ven bờ, vùng cửa sông – biển 

2.2 Khí tượng học:

Sinh viên sẽ được trang bị các kiến thức về các mảng:

– Vật lý

– Nhiệt động lực học 

– Động lực học của khí quyển và của hệ thống khí hậu 

– Kỹ thuật dự báo trong ngành Khí tượng 

– Biến đổi khí hậu và những ảnh hưởng của nó

2.3 Thuỷ văn học:

Sinh viên sẽ được trang bị các kiến thức về các mảng:

– Các kiến thức cơ bản liên quan đến chu trình nước, thuỷ triều ở sông và biển.

– Các kiến thức về quá trình của thuỷ văn lục địa.

cac-sinh-vien-thuc-hien-nghien-cuu
Sinh viên thực hiên nghiên cứu

3. Các trường đào tạo Hải dương học

Tổ hợp xét tuyển ngành Hải dương học bao gồm:

+ A00: Toán – Vật lý – Hoá học

+ A01: Toán – Vật lý – Tiếng Anh

+ B00: Toán – Hoá học – Sinh học 

+ D07: Toán – Hóa học – Tiếng Anh

Các trường đào tạo ngành tại Việt Nam hiện có:

– Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội 

– Đại học Khoa học Tự nhiên TPHCM 

– Đại học Tài nguyên Môi trường

– Đại học Khoa học và Công nghệ

4. Các sinh viên theo ngành Hải dương học cần có kỹ năng gì?

Sinh viên theo ngành Hải dương học cần trang bị cho mình kiến thức vững vàng về các môn khoa học tự nhiên. Ngoài ra, ngành cũng yêu cầu về khả năng Tiếng Anh tốt để thực hiện các dự án nghiên cứu. Hội đủ các yếu tố trên thì về cơ bản sinh viên đã có thể đáp ứng được nhu cầu của ngành học.

5. Tiềm năng của Hải dương học trong tương lai

Vốn là một ngành có tính ứng dụng thực tế và có vai trò quan trọng rộng khắp. Không có gì bất ngờ khi tiềm năng phát triển của ngành này là rất lớn. Đặc biệt là trong bối cảnh Việt Nam đang rất “khát” nhân lực khối ngành khoa học, kỹ thuật.

Sinh viên, sau khi ra trường có thể đảm nhận các vị trí công việc sau: 

– Chuyên viên, học viên nghiên cứu tại trung tâm nghiên cứu về lĩnh vực Hải dương. VD: Viện khí tượng thuỷ văn, Viện địa chất,…

– Làm việc tại các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực hàng không, hàng hải…

– Làm việc cho các phòng ban chức năng, chuyên ngành. VD: Ngành Quản lý môi trường, Ngành Quản lý tài nguyên nước,…

Đọc thêm: Ngành kỹ thuật, khoa học liệu có khó xin việc? 

Để lại lời nhắn cho EDUFA nhé!