fbpx

Đại học xét tuyển bằng IELTS: Liệu có thiếu tính công bằng?

5/5 - (2 bình chọn)

Các trường Đại học xét tuyển thẳng bằng IELTS là một trong những xu thế tuyển sinh được quan tâm nhất dạo gần đây. Tìm hiểu thêm!

1. 103 trường Đại học sử dụng bằng IELTS trong xét tuyển 

Tính tới thời điểm hiện tại là giữa năm 2023, đã có 103 trường Đại học trên cả nước công bố sử dụng kết quả các chứng chỉ quốc tế gồm: IELTS, TOEFL, TOEIC,… Trong các trường hợp tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển và điểm cộng ưu tiên.

Hầu hết các trường Đại học này đều công bố sẽ ưu tiên với các thí sinh có mức điểm chứng chỉ Tiếng Anh tối thiểu từ 5.0 – 5.5 điểm.

bang-quy-doi-ielts-o-mot-so-truong-dai-hoc
Bảng quy đổi điểm IELTS ở một số trường Đại học

Liên quan đến việc các sĩ tử có thể sử dụng các chứng chỉ để miễn bài thi ngoại ngữ trong kỳ thi THPT 2023. TS Huỳnh Văn Chương (Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD&ĐT) nêu rõ: 

“Thí sinh đăng ký dự thi kỳ tốt nghiệp THPT năm 2023, được sử dụng chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài thi và cấp sau ngày 10/9/2022. Để xét miễn thi bài thi ngoại ngữ theo quy định”.

Đọc thêm: Đăng ký nguyện vọng theo ngành: Thay đổi mới từ tuyển sinh 2023

2. Nguyên nhân là do đâu?

Lý giải nguyên nhân các trường Đại học có sự gia tăng nhu cầu xét tuyển bằng kết quả IELTS. Nhiều chuyên gia nhận định việc này có thể xuất phát từ bối cảnh bùng nổ dịch Covid-19. 

Việc cho con đi du học đối với nhiều phụ huynh gặp khó khăn và không khả quan. Do vậy, nhiều nghi phát sinh nhu cầu tìm kiếm các môi trường Đại học nước nhà với chất lượng “tương đương”. 

Tuy nhiên, đây không hẳn là nguyên do chủ chốt. Bởi lẽ việc ứng dụng các chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế trong tuyển sinh đã tồn tại từ năm 2017. Khách quan nhìn nhận, các sĩ tử có chứng chỉ ngoại ngữ nước ngoài thườn được đánh giá cao. Là những người có trình độ học vấn tốt, phù hợp với tiêu chí đào tạo của các trường Đại học.

Cũng theo bà Nguyễn Thu Thủy (Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học), việc sử dụng chứng chỉ ngoại ngữ là một tiêu chí xét tuyển phù hợp với mục tiêu đào tạo công dân toàn cầu.

Song, thay đổi trên của các trường cũng dấy lên không ít nghi ngại từ các giới chuyên gia.

dai-hoc-xet-tuyen-bang-ielts
Việc nhiều trường Đại học xét tuyển bằng kết quả IELTS dấy lên không ít những nghi ngại

3. Lo ngại từ các chuyên gia về tính công bằng khi sử dụng IELTS trong xét tuyển Đại học

Đầu tiên là nỗi lo về việc giảm tính công bằng. Giữa các thí sinh thuộc khu vực thành phố và nông thôn. Trong khi các thí sinh thành phố dễ dàng tiếp cận với các trung tâm luyện thi ngoại ngữ. Các thí sinh ở nông thôn gặp khó khăn hơn nhiều trong việc di chuyển giữa các địa điểm học. Đặc biệt là bài toán khó về điều kiện kinh tế gia đình.

Khi mức chi phí để học tại các trung tâm luyện thi IELTS hay TOEIC là không hề nhỏ. Và sẽ rất khó để các sĩ tử có hoàn cảnh gia đình ở mức trung bình, thấp chi trả cho khoản phí lớn bên trên. 

Mối lo ngày càng lớn hơn, khi không chỉ có các trường Đại học, mà các  trường THPT, THPT cũng đang ứng dụng hình thức xét tuyển tương tự.

Ngoài ra, việc các trường Đại học gia tăng tỷ lệ xét tuyển bằng IELTS, TOEIC cũng đã tác động không nhỏ đến xu hướng học Ngoại ngữ ở trong nước. Nhiều học sinh học ngoại ngữ sớm với tâm lý chú trọng bằng cấp. Thay vì trau dồi các kỹ năng khác.

Tâm lý “mụ mị” này có thể khiến không ít em bị “ảo giác”. Khi đánh giá quá cao năng lực bản thân. Đặc biệt là trong bối cảnh trí tuệ nhân tạo đang ngày càng phát triển. 

Câu hỏi đặt ra để suy ngẫm lúc này chính là: “Chỉ chạy theo một tấm bằng, liệu có đủ để các em vững dạ trong hành trình tương lai sắp tới?”

Đọc thêm: Xét tuyển Đại học – 3 hình thức “chắc suất” cho sĩ tử

Để lại lời nhắn cho EDUFA nhé!