Nghề Freelancer thực chất đã xuất hiện từ rất lâu. Nhưng chỉ những năm gần đây ngành nghề này mới thực sự nhận được nhiều sự chú ý.
Đây là nhóm ngành gì? Công việc này bao gồm những nhân tố nào? Và điều gì đã tạo nên sự thu hút của nhóm ngành này?
1. Freelancer là gì?
Freelancer còn được hiểu là một công việc tự do. Mà ở đó tất cả những người làm công việc này sẽ không cần đến công ty, cơ quan mới có thể thực hiện công việc.
Họ làm việc từ xa thông qua các thiết bị internet. Và có thể hoàn toàn chủ động về thời gian, địa điểm. Miễn sao có thể bàn giao công việc đúng hạn (deadline) đã đề ra.
Công việc dành cho một freelancer rất đa dạng có thể đi từ: Viết lách, thiết kế, phiên dịch cho đến Sale,… Miễn là doanh nghiệp có nhu cầu thì các freelancer sẽ thực hiện và đáp ứng cho khách hàng. Do vậy nhóm ngành này có thị trường vô cùng rộng lớn.
Dưới đây EDUFA sẽ cùng điểm qua một số công việc tự do phổ biến ở Việt Nam, mà có thể các bạn có thể tham khảo.
2. Những công việc freelancer phổ biến ở Việt Nam
Viết lách / Content:
Bạn yêu thích việc viết lách và hay sáng tạo trên các con chữ thông qua các câu đối, gieo vần… Vậy thì viết Content chắc chắn là công việc hoàn hảo mà bạn có thể đầu tư.
Đôi khi các nhãn hiệu quá bận rộn với công việc kinh doanh của mình. Vậy nên không có thời gian chăm chút cho việc quảng bá sản phẩm trên các nền tảng xã hội.
Họ cần một người giúp mình đại diện tiếng nói thương hiệu viết lên các mô tả, giới thiệu sản phẩm. Nhằm thu hút tương tác và lượt mua từ khách hàng.
Nhu cầu này kéo theo sự ra đời của nghề Content. Những người chịu trách nhiệm cho phần nội dung của nhãn hàng, thương hiệu…
Trở thành một Content làm công việc viết lách bạn có thể tha hồ sáng tạo với các công việc: Viết web, viết bài quảng cáo, giới thiệu hay mô tả sản phẩm trên các nền tảng xã hội. Hay thậm chí là lên nội dung cho các bài báo, tạp chí, ấn phẩm truyền thông…
Thiết kế / Graphic Design
Các nhãn hàng muốn thiết kế các sản phẩm thuộc bộ nhận diện thương hiệu. Hay hình ảnh cho các chiến dịch quảng cáo thường sẽ tìm đến các bộ phận Designer trong làng freelancer.
Lượng khách hàng trong mảng này vô cùng lớn. Kéo theo sự phát triển của quảng cáo trực tuyến.
Các Designer cần phải rành rẽ các công cụ thiết kế như: Canva, Photoshop, Illustrator,… Để có thể nhận việc và triển khai thực hiện các dự án.
Trong giới công việc tự do, đây được đánh giá là nhóm ngành có khách hàng rộng. Đa dạng nguồn tài nguyên với thu nhập ổn định.
Dịch thuật
Bạn là sinh viên ngành ngôn ngữ: Trung, Hàn, Nhật,… Hay đơn giản là một người có đam mê và có nền tảng ngoại ngữ vững chắc. Vậy thì dịch thuật chính là công việc mà bạn không thể bỏ lỡ.
Các khách hàng của nhóm dịch thuật thường sẽ yêu cầu dịch văn bản trên giấy, các tập phim, truyện tranh…
Tuy nhiên, bên cạnh việc trau dồi ngoại ngữ thường xuyên bạn cũng cần bổ sung vốn từ điển tiếng Việt của mình. Làm đẹp thêm vốn từ. Tăng kỹ năng chuyên ngành từ đó triển khai công việc diễn ra thuận lợi.
Lập trình
Công việc dành cho nhóm lập trình viên thường sẽ là: Lập trình web, phát triển các phần mềm hay thiết kế ứng dụng trên điện thoại,…
Công việc yêu cầu các freelancer cần phải thành thạo và nắm chắc các ngôn ngữ lập trình như: HTML, CSS, Javascript,…
Nhóm ngành này cũng được đánh giá cao về mức thu nhập “khủng” hơn so với các nhóm còn lại.
3. Ưu điểm và nhược điểm của nghề Freelancer
Công việc nào cũng sẽ có ưu, nhược điểm riêng. Tuy nhiên nếu xác định theo đuổi ngành nghề này thì điều bạn cần làm là cởi mở để đón nhận những điểm bất cập. Xem xét liệu bản thân có thể đương đầu với những vấn đề này hay không.
3.1 Ưu điểm
Có thể linh hoạt trong công việc
Một trong những ưu điểm tuyệt vời nhất của những công việc tự do chính là bạn không cần phải tới cơ quan, công ty,… Mà hoàn toàn có thể triển khai công việc ở bất cứ đâu mà mình muốn.
Chỉ cần một chiếc máy tính và mạng internet là đã có thể triển khai làm việc dễ dàng. Quỹ thời gian linh động và địa điểm sẽ hoàn toàn do bạn lựa chọn.
Chủ động tìm kiếm khách hàng
Dựa trên quỹ thời gian rảnh rỗi, nguồn lực và năng suất của bản thân, mà bạn có thể chủ động tìm kiếm thêm nhiều khách hàng.
Tăng công việc với nhiều dự án, miễn là bạn có thể giải quyết đúng hạn. Chủ động tìm kiếm khách hàng sẽ giúp bạn tăng thêm nguồn thu nhập cho mình.
Rèn luyện nhiều kỹ năng
Bên cạnh kỹ năng chuyên môn của bản thân, để có thể trụ vững trong ngành sẽ yêu cầu bạn nhiều hơn các kỹ năng mềm khác.
Ví dụ: Khả năng quản lý thời gian và công việc, kỹ năng giao tiếp,… Đồng thời học tập và trau dồi bản thân không ngừng trong chuyên ngành, mang lại giá trị cho bản thân.
3.2 Nhược điểm
Dễ rơi vào trạng thái thiếu kỷ luật
Một trong những khó khăn khi làm công việc tự do chính là ta rất dễ rơi vào trạng thái vô kỷ luật.
Mọi thứ trong công việc đều là bạn tự chủ động sắp xếp, giải quyết. Ngoài khách hàng thì tuyệt nhiên không có bên thứ ba đốc thúc như khi làm việc tại các công ty.
Phải học cách chủ động và làm mọi thứ một mình vừa là ưu, lại vừa là khuyết điểm. Nhất là khi bạn không biết kiểm soát và đặt mục tiêu trong công việc của mình.
Và chỉ cần một chút lười biếng, ỷ lại thì đều có thể khiến bạn trượt dài và tụt lại phía sau.
Tính cạnh tranh cao
Thị trường làm việc tự do tuy rộng lớn và màu mỡ. Nhưng kèm theo đó tính cạnh tranh cũng vô cùng khắc nghiệt. Khi để tìm kiếm khách hàng, bạn phải vượt qua vô vàn những ứng cử viên khác.
Đây cũng là lý do vì sao bạn luôn cần phải phát triển và rèn luyện kỹ năng chuyên ngành không ngừng. VD: Làm đẹp profile của cá nhân và gây ấn tượng với khách hàng bằng thành tích và các sản phẩm cá nhân.
Không có sự bảo hộ từ phía trung gian
Con đường tìm việc của các freelancer lại càng trở nên khó khăn. Không chỉ bởi tính cạnh tranh, mà còn phải đối mặt với những kẻ lừa đảo trên mạng.
Ngoài ra, tình trạng khách hàng “biến mất”. Hay bùng lương sau khi đã nhận sản phẩm là chuyện không hề hiếm gặp trong giới.
Do vậy, các freelancer luôn phải cảnh giác trong việc tìm, lựa chọn khách hàng mà mình muốn cộng tác cùng.
4. Kết
“Sinh nghề tử nghiệp” không phải tự nhiên mà sau chữ nghề lại có chữ nghiệp. Dù làm công việc gì thì đều sẽ có khó khăn riêng mà người trong cuộc cần phải đối mặt và đường đầu.
Đủ đam mê, yêu thương công việc cũng như giữ cho mình cái tâm sáng với nghề là cách duy nhất để bạn theo đuổi ngành freelancer lâu dài.
EDUFA mong rằng thông qua những chia sẻ vừa rồi có thể giúp các bạn phần nào có thêm cho mình cái nhìn đúng đắn hơn về các công việc tự do đầy thú vị này.
Ngành tâm lý học có đang bị đánh giá thấp ở Việt Nam
Ngành truyền thông đa phương tiện – Các thông tin bạn cần biết