fbpx

Kỹ năng lắng nghe: Nghệ thuật trong giao tiếp

5/5 - (3 bình chọn)

Kỹ năng lắng nghe tưởng chừng như đơn giản. Nhưng liệu bạn có thực sự là một người biết lắng nghe như bạn vẫn tưởng?

Nếu có bộ môn thể thao về kỹ năng giao tiếp thì chắc chắn kỹ năng lắng nghe sẽ đóng vai trò như môn bóng đá (vua của các môn thể thao). Điều gì đã làm nên vị trí và tầm quan trọng của kỹ năng này?

1. Kỹ năng lắng nghe là gì?

Đừng đánh đồng kỹ năng lắng nghe với việc chỉ nghe mà thôi. Bởi việc lắng nghe yêu cầu bạn phải thật sự chuyên chú và theo sát câu chuyện của người đối diện. 

Trong đó mang phong hàm của sự thấu hiểu và nhiều yếu tố khác. Trái ngược với việc chỉ nghe, hay nghe cho có với một tâm hồn “treo ngược cành cây”.

ky-nang-lang-nghe
Kỹ năng lắng nghe

Vậy vì sao ta nên và cần lắng nghe người khác? 

2. Lợi ích từ kỹ năng lắng nghe?

2.1 Xây dựng mối quan hệ sâu sắc

Có rất nhiều mối quan hệ được hình thành từ hành động liên kết này. Khi bạn dành thời gian lắng nghe một ai đó, điều này đồng thời cũng thể hiện việc bạn tôn trọng và mong muốn được chia sẻ cùng họ.

Từ sự thấu hiểu qua những chia sẻ, ta có thể trao cho nhau sự đồng cảm. Từ đây mà hình thành những mối quan hệ gắn bó, sâu sắc.

2.2 Nhận được sự tin cậy và yêu mến từ mọi người

Người ta thường chỉ chia sẻ và chịu mở lòng đối với những người mà họ có sự tin tưởng nhất định. Việc bạn lắng nghe không chỉ thể hiện sự đồng cảm mà còn là một hành động mang tính sẻ chia, động viên vô cùng lớn lao.

Đừng nghĩ biết lắng nghe chỉ là ngồi yên một chỗ và nghe. Khi người đối diện thực sự cảm nhận được sự chuyên chú, thấu cảm từ bạn thì đây cũng là lúc giúp bạn gặt hái được những sự yêu mến, cảm tình từ người đối diện.

2.3 Kỹ năng lắng nghe giúp bạn học hỏi được nhiều hơn

Mỗi người lại có câu chuyện và kiến thức riêng từ trải nghiệm của họ. Chính vì vậy biết lắng nghe sẽ là một lợi thế lớn cho bạn trong việc học hỏi.

Đặc biệt là trước case study với người thật việc thật thì ta sẽ càng có nhiều góc nhìn đa dạng và sâu sắc hơn.

giao-tiep
Kỹ năng lắng nghe giúp bạn học hỏi từ những người xung quanh

2.4 Rèn luyện sự kiên nhẫn

Việc lắng nghe người khác thực ra cũng là một cách để rèn luyện sự nhẫn nại. Vì thông thường chúng ta rất hay mất tập trung và khó lòng có thể dồn hoàn toàn suy nghĩ trong thời gian dài.

Và những việc yêu cầu sự tập trung cao độ như lắng nghe câu chuyện của người khác, cũng giúp bạn tập trung hoàn toàn vào hiện tại (mindfulness). Từ đó rèn luyện tính kiên nhẫn tốt hơn.

2.5 Tạo thiện cảm đối với người đối diện

Một người biết lắng nghe, không bao giờ cắt ngang cuộc hội thoại của người khác thường được yêu mến. Hoặc đánh giá cao về nhân cách.

Chuyên chú lắng nghe giúp bạn dễ dàng tạo thiện cảm với người đối diện là một người tinh tế, biết quan sát và sâu sắc.

3. Những yếu tố cần thiết trong kỹ năng lắng nghe

3.1 Tôn trọng đối phương

Hãy luôn biết đặt vị trí của mình là người đối diện. Khi chia sẻ một tâm tư thầm kín, chuyện vui buồn,… Bạn muốn người khác đón nhận nó như thế nào thì hãy thể hiện tương tự. 

Đây là cách để thể hiện sự tôn trọng của chính mình với đối phương trong mọi cuộc giao tiếp.

ton-trong-doi-phuong
Tôn trọng đối phương

3.2 Chăm chú lắng nghe

Như đã đề cập từ trước việc nghe khác hoàn toàn với việc lắng nghe. Hãy thể hiện việc mình thực sự chăm chú bằng ánh mắt, biểu cảm, hoặc cái gật đầu đồng thuận…

Thể hiện cho người đối diện biết rằng bạn vẫn đang chuyên chú với câu chuyện của họ. Chứ không phải để tâm hồn “lạc trôi” ở nào đó xa xôi.

3.3 Không phán xét

Trong các cuộc hội thoại các bạn vẫn có thể có những xung đột về mặt ý kiến. Tuy nhiên khi đang lắng nghe những chia sẻ của người khác hãy tạm gác những phán xét và cái tôi cá nhân để nghe một cách trọn vẹn.

Sau khi người kia đã kết thúc chia sẻ hay phát biểu, bạn có thể nêu rõ quan điểm của bản thân. 

Nghệ thuật trong tư duy phản biện (critical thinking) chính là hãy thể hiện sự đồng thuận của bạn đối với ý kiến của người kia trước, rồi sau đó mới nêu ra những ý kiến trái chiều, phản đối. 

Phương pháp này sẽ giúp người giao tiếp cùng bạn dễ dàng tiếp nhận thông tin. Từ đó cuộc hội thoại cũng diễn ra hoà nhã, mang tính đóng góp xây dựng hơn.

3.4 Phản hồi 

Lắng nghe nhưng cũng đừng quên thể hiện sự có mặt của mình trong cuộc hội thoại. Đừng để người đối diện “độc tấu” một mình. Hãy thể hiện rằng bạn đã và vẫn luôn theo mạch câu chuyện bằng cách thể hiện những phản hồi như:

– Mình cũng thấy vậy!

– Vậy cũng được sao?

– Ra là vậy.

– Mình hiểu mà.

phan-hoi
Phản hồi trong giao tiếp

3.5 Loại bỏ những điều gây xao nhãng

Muốn các cuộc hội thoại trao đổi diễn ra trôi chảy thì đừng quên loại bỏ những yếu tố gây xao nhãng. Bằng cách tắt tiếng ồn điện thoại, lựa chọn nơi yên tĩnh để trò chuyện, tránh các tiếng ồn,…

Môi trường yên tĩnh sẽ là nơi lý tưởng cho sự trao đổi giữa các bạn được diễn ra trôi chảy, không bị gián đoạn.

“Loài người là động vật bầy loài, chúng ta không thể tồn tại nếu không có xã hội”. Và kỹ năng lắng nghe là vô cùng quan trọng trong việc trao đổi và giao tiếp. 

Nếu không có kỹ năng này sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng “ông nói gà, bà nói vịt”. Nhận thức được tầm quan trọng của nó, ta mới phải cố gắng và rèn luyện bản thân từng ngày để hoàn thiện mình nhiều hơn.

ky-nang-lang-nghe
Loại bỏ những tác nhân gây xao nhãng

EDUFA mong rằng bài viết trên có thể cho bạn thêm những góc nhìn và trải nghiệm mới về kỹ năng lắng nghe. Từ đó đúc kết cho mình những điều cần cải thiện và trau dồi.

Kỹ năng mềm cần có khi bước vào đại học

Chọn ngành nghề: Các công cụ hỗ trợ

Chọn ngành sai 2K6 khó quay đầu

Để lại lời nhắn cho EDUFA nhé!