fbpx

Chọn ngành: Chọn nghề hay nghề chọn

5/5 - (1 bình chọn)

Chọn ngành, làm thế nào để có thể tìm ra hướng đi phù hợp khi bạn chưa sẵn sàng và không có đủ vốn trải nghiệm?

Bài viết này sẽ đặt ra một vài vấn đề xoay quanh việc hướng nghiệp. Qua đó giúp bạn đọc có thêm những thông tin cần thiết.

1. Vì sao việc chọn ngành quan trọng?

Chọn ngành là một chủ đề nan giải. Bởi không phải ai ở giai đoạn tuổi trẻ cũng nhận ra tầm quan trọng của vấn đề này.

“Hơn 60% gen Z nhảy việc trong năm đầu ra trường, phần lớn vì…vỡ mộng” – Là một trong những tiêu đề gây sốt của VTV thời gian vừa qua trong mục thời sự.

lua-chon-chuyen-nganh
Nhiều Gen Z vỡ mộng sau khi đã trót chọn ngành

Điều này đặt ra câu hỏi, phải chăng nhiều bạn trẻ đã quá vội vàng? Hay thiếu sự đầu tư trong việc tìm hiểu kỹ lưỡng đối với con đường mình chọn. Để rồi khi bước ra thực tế “vỡ mộng”, nhiều bạn lựa chọn “nhảy ngành”.

Ta vẫn hay kháo nhau rằng “sai có thể sửa”. Tuy nhiên thực tế sẽ thế nào trong việc chọn ngành?

2. Chọn ngành: có phải sai là có thể sửa?

Chia sẻ của người trong cuộc, em N.T.A ở TPHCM chia sẻ “Ban đầu em chọn ngành với tâm thế chỉ để vào một ngành nào đó bản thân thấy cũng ổn, phù hợp với kinh tế gia đình. Chứ không phải lựa chọn đến từ sở thích thực sự. Vì chính em thời điểm đó cũng chưa xác định được mình muốn gì”.

Đây cũng là tâm thế “buông xuôi” chung của nhiều em. Khi chưa xác định được nhóm ngành phù hợp và cho rằng nếu muốn các em vẫn có thể dễ dàng chuyển ngành. Tuy nhiên, vấn đề phát sinh thực tế phức tạp hơn rất nhiều.

Ngoài ra, ta cũng ghi nhận rất nhiều trường hợp các em lựa chọn chạy theo những nhóm ngành nghề được cho rằng có xu hướng ‘triển vọng” trong tương lai. Nhưng vì thiếu đam mê, nên rất khó để các em có thể theo ngành trong thời gian dài.

TOP NHÓM NGÀNH “TRIỂN VỌNG” TRONG TƯƠNG LAI

chon-nganh
Lối đi nào cho những cá nhân chọn sai ngành?

Vậy đâu là nguyên do chính khiến việc chọn ngành của các em gặp trở ngại?

3. Lý do gì cho việc chưa chọn được ngành nghề?

3.1 Chưa xác định được ngành phù hợp

Xuất phát điểm của vấn đề này có thể đến từ việc các em ít có cơ hội trải nghiệm thực tế. Do vậy rất khó để các em có thể tìm ra nhóm ngành phù hợp.

Nắm bắt được điều này mà trong đề án cải cách nội dung mới của Bộ GD&ĐT 2018 đã có những thay đổi vô cùng tích cực. Đặc biệt, khi đem hướng nghiệp vào chương trình học lớp 10.

Bên cạnh đó, các em cũng được lựa chọn môn học mình yêu thích ở tổ hợp các môn tự chọn. Điều này góp phần nuôi dưỡng niềm đam mê cho các em. Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chọn ngành nghề.

3.2 Quá nhiều sự lựa chọn 

Theo thời gian các trường Đại học ngày càng mở rộng nhiều nhóm ngành. Nhằm đáp ứng cho số lượng học sinh lớn như hiện tại.

Trường Đại học Quốc Tế (Hà Nội) vừa ra mắt 3 ngành mới Công nghệ Tài chính, Công nghệ Thông tin Ứng dụng, Kỹ thuật Hệ thống Công nghiệp và Logistics. 

Trường Đại học Công nghệ (TPHCM) năm nay cũng mở đến 4 ngành. Đặc biệt trong đó có các ngành cập nhật thời đại số như Digital Marketing và Nghệ thuật số (Digital Art).

hanh-trinh-chon-nganh
Nhiều bạn khó xác định được mục tiêu khi có quá nhiều sự lựa chọn

Mặt tích cực của việc này là các em có thêm nhiều sự lựa chọn. Cụ thể hóa hơn chức năng riêng của nhóm ngành đó.

Tuy nhiên, mặt khác việc có quá nhiều nhóm ngành cũng gây ra những khó khăn. Điển hình như quá các em bị choáng ngợp và khó lòng tập trung giữa các sự lựa chọn.

Ngoài ra, các điều kiện ngoại cảnh cũng là yếu tố tác động khiến việc chọn ngành trở nên khó khăn.

3.3 Điều kiện ngoại cảnh tác động

Một điều đáng buồn chính là có rất nhiều em tìm được ngành nghề yêu thích. Nhưng lại gặp phải sự chi phối từ gia đình.

Có thể thấy việc các em được phụ huynh định hướng đi theo các nhóm ngành hot. Hay theo nghề của gia đình vốn không xa lạ ở Việt Nam.

Thực trạng này trở nên nhức nhối và có tầm ảnh hưởng rất lớn tới các em. Song, hãy xem đây là một thử thách trên chặng đường theo đuổi đam mê.

Hiểu rằng sự định hướng của bố mẹ cũng xuất phát từ sự lo lắng và quan tâm dành cho các em. Tuy nhiên, chính vì đây là việc hệ trọng của tương lai. Nên điều cần làm chính là chứng thực cho bố mẹ thấy bản thân có đủ năng lực. Cũng như đủ đam mê với điều mình chọn.

Ngoài ra, một vài khó khăn khác từ ngoại cảnh có thể xuất phát từ vấn đề cán cân cung cầu của môi trường. Ngành bạn đang học có thể đang có quá nhiều nguồn nhân lực, dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp cao. 

su-canh-tranh
Cán cân cung cầu chênh lệch dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp cao

Điều này làm nhiều bạn lo lắng. Song cần hiểu dù là ngành nghề nào cũng đều tồn đọng những rủi ro nhất định. Tất nhiên cần hiểu biết về những thông tin này để cân nhắc. 

Nhưng đừng vì sợ hãi những tin tức ngoài luồng mà đánh mất cơ hội theo đuổi ngành nghề bạn yêu. Thay vào đó hãy trau dồi và cải thiện bản thân không ngừng. Để tìm vị thế của riêng mình, nắm bắt cơ hội. Thay vì “chưa đánh đã chạy” để bản thân hối tiếc.

4. Làm thế nào để chọn ngành?

Việc chọn ngành phần lớn xuất phát từ việc hiểu bản thân. Hành trình này bạn cần mở rộng và trau dồi cả về kiến thức, trải nghiệm và sở thích.

Sẽ rất khó để bạn có thể xác định được ngành nghề phù hợp nếu chỉ dựa vào những giáo trình kiến thức trên nhà trường. Điều này đòi hỏi sự chủ động rất lớn ở bạn.

Ngoài ra, cũng có một số công cụ mà bạn đọc có thể sử dụng nhằm tham khảo để chọn ngành. Mà bạn có thể tham khảo trong bài viết:

CHỌN NGÀNH NGHỀ – CÁC CÔNG CỤ HỖ TRỢ.

EDUFA hy vọng những chia sẻ vừa rồi có thể phần nào giúp bạn gỡ rối, trong việc chọn ngành, chọn nghề. Hành trình tuy vốn không dễ dàng nhưng hãy cứ tin và bước tiếp. Bởi biết đâu được đáp án đang đâu đó chờ ta khám phá.

Để lại lời nhắn cho EDUFA nhé!