fbpx

Phương pháp sống hạnh phúc

Đánh giá post

Phương pháp sống “lành”, để luôn an yên, tìm được sự bình thản trong tâm hồn liệu bạn đã từng nghe tới?  Tìm hiểu ngay!

Bài viết này EDUFA sẽ chia sẻ một số phương pháp giúp cuộc sống của bạn trở nên tích cực hơn, cùng tìm hiểu nhé!

1. Phương pháp sống trong chánh niệm

Phương pháp sống trong chánh niệm dần trở nên phổ biến và được đề cập đến khá nhiều trong Phật Giáo. Nhưng thật sự sống trong chánh niệm là gì mới được? Thực tế, sống trong chánh niệm đơn giản chỉ là việc bạn an trú ở thời điểm hiện tại với một tâm thế không phán xét.

Sống trong hiện tại nghe thì có vẻ dễ, nhưng kỳ thực nếu quan sát kỹ bạn sẽ thấy bản thân mình không lúc nào ngơi nghỉ nghĩ về tương lai, về quá khứ. Rất ít khi chúng ta thực sự chỉ tập trung cho hiện tại, cho những gì đang diễn ra trước mắt. Trong khi đó chúng ta lại ơ hờ với những giá trị hạnh phúc mà mình đang có.

phuong-phap-song-hanh-phuc
Phương pháp sống hạnh phúc.

Vì sao sống trong chánh niệm khiến ta hạnh phúc?

Phần lớn bất an đến từ tương lai hoặc đó có thể là dư chấn của quá khứ. Vậy nên việc sống trong chánh niệm, chính xác hơn là phương pháp khiến ta cảm thấy an lạc. 

Ví dụ: bạn cảm thấy bất an cho bài kiểm tra sắp tới. Thì hãy dừng lại và quán chiếu xem, điều đó đã xảy ra chưa? Dẫu biết vậy, bạn vẫn không thể ngăn mình khỏi những suy nghĩ bất an.

Thông qua quá trình thực hành chánh niệm, bản thân bạn sẽ có cơ hội nhìn nhận và quan sát lại những suy nghĩ đang tồn tại. Và rồi từ đó nhận diện và chuyển biến những cảm xúc từ bên trong, thay vì trở thành “nô lệ” cho những suy tưởng không hồi kết.

Thực hành phương pháp sống trong chánh niệm 

Có một cách để thực hiện chánh niệm vô cùng đơn giản. Chính là tập trung vào những sự vật hiện tượng, ở hiện tại. Hoặc đơn giản tập trung vào hơi thở của chính mình.

Không cần cố điều tiết nó, đơn giản chỉ là quan sát hơi thở của bản thân lúc vào ra. Hay như bụng bạn phồng lên, xẹp xuống theo mỗi tiến trình của hơi thở. Thế đấy và ta đang thực tập chánh niệm!

Còn vế sau của chánh niệm chính là tâm không phán xét. Bất cứ khi nào những suy nghĩ bất an, lo lắng nổi lên hãy an bình tĩnh và quan sát nó. Tiếp nhận bản thân đang có những suy nghĩ thế này, bình thản và không phán xét. 

Sau đó, tiếp tục an trú ở hiện tại và những hơi thở. Điều này tưởng dễ mà khó, nhưng nếu thực hiện trong thời gian dài bạn sẽ thấy rõ những khác biệt.

Nếu không thể thay đổi suy nghĩ của người khác về bản thân, hay cách mà ngoại cảnh tác động lên mình. Thì điều cần làm chính là thay đổi suy nghĩ của mình về nó.

Vì sao mình buồn, mình lo? Liệu có phải vì mình đặt tâm kỳ vọng quá nhiều? Sống trong chánh niệm là một cách làm an tâm. Hài lòng với hiện tại trong tâm thế đón nhận dù mọi sự tiêu cực hay tích cực.

Bên cạnh đó, xây dựng lòng biết ơn cũng là một phương pháp dẫn bạn đến sự hạnh phúc, an lạc.

phuong-phap-chanh-niem
Phương pháp chánh niệm.

2. Phương pháp sống biết ơn 

Điều gì làm bạn cảm thấy hạnh phúc? Tiền bạc, vật chất hay được đáp ứng đầy đủ các nhu cầu trong mối quan hệ? Khi nhận được điều này bạn cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc nhưng điều đó kéo dài trong bao lâu? 

Nhiều người đặt mỏ neo cho các mục tiêu trong đời như điểm đến của sự hạnh phúc. Nhưng lại không hề nhận thấy rằng bản thân đã và đang có rất nhiều thứ. 

Sẽ không bao giờ là đủ nguyên liệu để bản cảm thấy hạnh phúc. Nếu bạn không sống biết ơn với những điều mình đang có.

Thế nào là sống biết ơn?

Sống biết ơn là quá trình thực hành nhìn nhận những điều mà ta đang có. Để thấy rằng những điều kiện hạnh phúc đã và đang ở xung quanh. Biết trân trọng cuộc sống là bước đệm lớn và vững chãi để cảm thấy hạnh phúc.

Thực hành sống biết ơn 

Bài tập thực hành sống biết ơn thực hiện trong vòng 30 ngày. Mỗi ngày hãy dành ra 5 – 10 phút để luyện viết về các chủ đề sau:

2.1 Thực hành 30 ngày biết ơn

Chặng 1: 

– Ngày 1: 3 món ăn bạn cảm thấy trân trọng và biết ơn

– Ngày 2: Một kỷ niệm đẹp bạn luôn cảm thấy biết ơn khi nhớ về

– Ngày 3: Viết về người bạn đã giúp đỡ bạn

– Ngày 4: Thành tích đáng tự hào nhất của bạn là gì?

– Ngày 5: Viết về người bạn mà bạn cảm thấy trân trọng và biết ơn

– Ngày 6: Bạn biết ơn cơ thể mình ở điểm nào?

– Ngày 7: Viết về điều tốt đẹp nhất đã xảy ra trong hôm nay

– Ngày 8: Một (vài) món ăn bạn luôn cảm thấy biết ơn khi thưởng thức

– Ngày 9: Trải nghiệm đau khổ nào giúp bạn trưởng thành?

– Ngày 10: Viết về thần tượng của bạn

Chặng 2: 

– Ngày 11: Bạn thích khía cạnh nào nhất trong tính cách của mình?

– Ngày 12: Viết về món quà tuyệt vời nhất bạn từng được nhận

– Ngày 13: Lĩnh vực/ kiến thức hấp dẫn nhất mà bạn biết ơn khi học

– Ngày 14: Bài hát bạn yêu thích nhất là gì/ Vì sao? 

– Ngày 15: Thay đổi tích cực ở hiện tại của bạn so với cách đây 1 năm

– Ngày 16: Ai / Điều gì đã làm bạn cười ngày hôm nay?

– Ngày 17: Cuốn sách mà bạn trân trọng nhất là gì?

– Ngày 18: Kể về 1 người trong quá khứ mà bạn luôn biết ơn

– Ngày 19: Điều bạn thấy đẹp đẽ, kì diệu nhất trong thế giới tự nhiên

– Ngày 20: 3 điều bạn biết ơn về ngày hôm nay

Chặng 3:

– Ngày 21: Viết về khoảng thời gian yêu thích của bạn trong năm

– Ngày 22: Một thử thách bạn cảm thấy biết ơn vì đã dám dấn thân

– Ngày 23: Viết về một người/ điều gì đó cho bạn sự bình yên

– Ngày 24: Bộ phim bạn yêu thích nhất là gì?

– Ngày 25: Viết về thành viên bạn biết ơn nhất trong gia đình

– Ngày 26: 3 điều bạn biết ơn về công việc/ trường lớp hiện tại của mình.

– Ngày 27: Một địa điểm mang lại cho bạn cảm giác vui vẻ, thư giãn

– Ngày 28: Viết về một khó khăn bạn đã vượt qua

– Ngày 29: 3 người có ảnh hưởng tích cực lên cuộc sống của bạn.

– Ngày 30: Bạn biết ơn bản thân mình vì điều gì?

2.2 Thực hành 28 ngày biết ơn

Phương pháp này yêu cầu bạn phải thực hiện liên tục trong 28 ngày. Mỗi ngày hãy viết ra 10 điều bạn cảm thấy biết ơn, sau đó hãy đọc nó lên và nói cảm ơn 3 lần với mỗi điều mà bạn viết.

song-biet-on
Thực tập lối sống biết ơn.

Thời điểm tốt nhất để viết là vào sáng sớm, bạn có thể chép tay ra giấy hoặc viết trong điện thoại. Viết ra những điều mà bạn cảm thấy biết ơn, từ việc hôm nay bạn đã học được kiến thức mới, hay như biết ơn tán cây xanh đã che nắng cho bạn bên ngoài trời,…

Bất cứ thứ gì dù bé nhỏ hay to lớn hãy viết ra. Bằng việc kiên trì thực hiện, bạn sẽ cảm thấy những thay đổi ở chính mình từng ngày.

Thời gian thực hiện của 2 bài tập đều rất dài. Bởi trở thành thói quen cần mất từ 18 – 254 ngày. Do đó hãy kiên trì luyện tập mỗi trong xuyên suốt quá trình, trường hợp bị gián đoạn bạn có thể lựa chọn làm lại một ngày trước đó, để sạc lại năng lượng cho mình. 

3. Kết

Cốt lõi của các phương pháp này đều xuất phát điểm từ một giá trị chính là “Hạnh phúc tại tâm”. EDUFA hy vọng rằng bài biết này có thể cung cấp thêm cho bạn đọc các phương pháp sống lành mạnh, tích cực hơn.

Đọc thêm: Ikigai: Đi tìm ý nghĩa hạnh phúc theo phong cách Nhật Bản

Để lại lời nhắn cho EDUFA nhé!