Để con tự do hay nên dẫn dắt con theo con đường mà bạn cho là đúng đắn. Đây chính là câu hỏi lớn của nhiều phụ huynh.
Trải qua nhiều cay đắng, va vấp của cuộc sống, vì không muốn con mình rơi vào hoàn cảnh tương tự, tôi chứng kiến nhiều phụ huynh lựa chọn vẽ sẵn lộ trình cho con mình. Từ việc con phải học như thế nào, cần phải đạt được gì, cho đến tương lai nên làm gì để có cuộc sống sung túc, hạnh phúc.
Những đứa trẻ bị nhốt vào ô kính
Câu chuyện của D là trường hợp điển hình trong trí nhớ của tôi. D là một kiểu mẫu con nhà người ta theo đúng nghĩa. Chị đảm đang quán xuyến mọi công việc trong nhà, ở trường thì thành tích vô cùng tốt, là một người luôn nỗ lực chăm chỉ. Nhưng tôi biết, đó không phải toàn bộ tất cả con người của D.
Khi còn nhỏ, có một dịp gia đình về quê hết, nên tôi được gửi ở nhà chị một tuần. Thời điểm này tôi mới có cơ hội được nhìn toàn cảnh hơn về cuộc sống của D.
Kết thúc một ngày dài trên trường, sau khi giải quyết hết đống công việc nhà đến việc đồng áng. Chị sẽ ngồi vào bàn học từ 5 giờ chiều đến 10 giờ mới được tắt đèn đi ngủ. Đây là luật bất di bất dịch trong nhà mà mẹ chị phân phó. Và cũng vì trong khoảng thời gian này, mẹ chị có thể lên kiểm tra bất chợt nên chị luôn phải tập trung hết mọi công suất.
Điều này hoàn toàn đi ngược với cách mà gia đình tôi vẫn làm, nên đã làm tôi choáng ngợp thời gian đầu. Nhưng chứng kiến những thành tích của chị, tôi thoáng nghĩ “Vẫn ổn đấy chứ!” Vì D vẫn là một con nhà người ta sáng chói và kim cương nào mà chẳng cần áp lực để cấu thành. Vậy có nhất thiết cần để con tự do làm mọi điều đứa trẻ đó muốn?
Hãy để con tự do
“Chị từng bị trầm cảm” – Lời D nói vang trong đầu tôi, cắt hết mọi suy nghĩ. Tôi lúc này mới bắt đầu chú ý tới mái tóc ngắn lỉa chỉa của chị.
Rồi D kể, một chiều nọ giữa cơn kích động tột cùng của cảm xúc bên trong, chị đập phá hết đồ đạc trong phòng, rồi dùng kéo cắt phăng mái tóc dài của mình.
Hành động này của chị khiến mọi người hoảng hốt. Một vài người cho rằng chị bước vào giai đoạn nổi loạn. Nhưng tôi biết đó là tiếng thét phản kháng của cả một quá trình dồn nén.
Tôi nhìn thấy D đã nỗ lực thế nào, chị luôn chăm chỉ hơn bất kỳ ai. Tất thảy đều để làm vui lòng mẹ. Nhưng D lại ít có thời gian cho những niềm vui cá nhân. Thậm chí là có thời gian cho chính mình.
Một trường hợp khác nữa là U – Người bạn cấp 2 của tôi. Thời điểm chúng tôi chơi chung, U luôn giữ thành tích tốt trong lớp, cậu học khá, năng nổ và vui vẻ. Nhưng mọi thứ đều trái ngược khi ở nhà.
Trong nhà U có một bảng nội quy, do cậu viết tay dưới lời mẹ chỉ định, gồm hơn 10 điều về những nghĩa vụ cậu cần làm và cấm không được làm tại nhà, kèm chữ ký tay của chính cậu.
Và để thỏa mãn giữa mong muốn của phụ huynh và điều bản thân thật sự muốn làm, Uyên chọn “bạo động ngầm”. Cậu chọn nói dối để có thể làm những gì mình thích thời điểm đó.
Kết quả sau cùng, khi những dồn ép, đòn roi lên tới đỉnh điểm, U trở nên nổi loạn, mất kiểm soát.
Để con tự do không phải là phó mặc
Tôi không thể nhận ra được cô bé hồn nhiên, lý lắc hay cười mà tôi vẫn gặp ngày trước. Nhường chỗ cho đó là hình ảnh một cô gái gai góc, bất cần, có thể làm mọi thứ miễn là bản thân thấy vui.
Nhưng lúc này, ba mẹ cậu đã chọn quay lưng lại. Vì họ không muốn công nhận một đứa trẻ “bạo loạn” như thế.
Có thể trong những câu chuyện khác tương tự ngoài kia, cái kết sẽ tốt đẹp hơn. Nhưng ở câu chuyện của U thì điều này đã không xuất hiện.
Con người cần có sự tự do để cảm thấy hạnh phúc và giá trị tồn tại của mình. Vì vậy hành động bao bọc, áp đặt nhân danh tình thương đã vô tình đi ngược lại giá trị sống của những đứa trẻ.
Tôi học được đôi điều từ những lần tiếp xúc với hai người bạn cũ của mình. Về bài học của những người lớn đối với những đứa trẻ của chúng ta bây giờ hoặc sau này:
- Hãy lắng nghe và là người chia sẻ và đồng hành cùng con. Thay vì là một người chủ sở hữu. Hãy đi chậm lại, chọn làm người bạn đồng hành.
- Hướng dẫn và điều chỉnh cho con tư duy đúng đắn, nhưng không áp đặt.
- Tôn trọng quyền được tự do và quyền được sai lầm của con. Để từ đây trẻ đúc rút kinh nghiệm và được phát triển toàn diện.
Đừng đánh đồng việc để con tự do với việc phó mặc chúng. Chúng ta hoàn toàn có thể là người chỉ dẫn đồng hành cùng con trong giai đoạn trưởng thành. Nhưng theo cách cởi mở, tôn trọng và tích cực.
Lời nói cuối
Thay vì áp đặt con trẻ thì chúng ta – Những người lớn có thể trở thành điểm tựa vững chãi để con tin tưởng và yên tâm phát triển.
EDUFA là một đơn vị giáo dục về dịch vụ học thêm tại lớp học và học cùng gia sư. Trong hơn 5 năm phát triển, chúng tôi đã đồng hành cùng hơn 500 học sinh. Đặc biệt trở thành cầu nối cho nhiều phụ huynh và học viên trên con đường tri thức.
Thấu hiểu rằng mỗi ông bố, bà mẹ đều luôn mong có thể đồng hành cùng con em mình. Nhưng với những tác nhân từ cuộc sống bận rộn, cách biệt thế hệ có thể làm mối liên kết này bị đứt gãy.
Hãy để EDUFA đồng hành cùng con, là cầu nối để bạn thấu hiểu con mình trên chặng đường học tập. Tại đây kết quả học tập của học viên đều sẽ được cập nhật mỗi tháng. Bạn luôn có thể an tâm nắm bắt được tình hình học của các con.
Ngoài ra, EDUFA cũng sẽ thường xuyên tạo ra các chương trình ý nghĩa, những sân chơi bổ ích để học viên phát triển toàn diện về các khía cạnh Thân – Tâm – Trí.
Tham khảo về các chương trình của EDUFA tại ĐÂY!
Chúng tôi tin rằng dưới sự hỗ trợ và tận tâm yêu thương từ trái tim, mỗi đứa trẻ đều sẽ trưởng thành toàn diện, trở thành các cá nhân ưu tú, đóng góp lớn cho sự phát triển chung của cộng đồng.
Hotline liên hệ: 096 415 96 47
Địa chỉ:
+ Cơ sở 1: 53 Thắng Lợi, Thắng Lợi 1, Dĩ An, Bình Dương
+ Cơ sở 2: 140 đường Số 2, Đông Thành, Tân Đông Hiệp, Bình Dương