fbpx

Cao học là gì? Vì sao cần học cao học?

5/5 - (1 bình chọn)

Cao học là gì mà lại được nhiều sĩ tử lựa chọn sau con đường học Đại học, cùng tìm hiểu về hình thức này qua bài viết sau!

Kết thúc hành trình tại giảng đường Đại học, phần lớn các sinh viên sẽ lựa chọn một con đường sự nghiệp nào đó để gắn bó lâu dài. Song cũng không hiếm các bạn trẻ lựa chọn con đường nâng cao chuyên môn với việc học cao học. 

Thử thách, gian nan và đòi hỏi sự kiên trì đeo đuổi lâu dài, nhưng quả ngọt phía sau sẽ là gì? EDUFA sẽ bật mí tất cả qua bài viết bên dưới!

cao-hoc
Cao học là gì? Vì sao cần học cao học?

1. Định nghĩa cao học là gì?

Sau khi đã tốt nghiệp Đại học, nếu sinh viên vẫn muốn tiếp tục nâng cao bằng cấp của mình, các bạn sẽ tiến hành học cao học. Qua đó nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn của mình và mở ra nhiều cơ hội thăng tiến trong công việc.

Thông thường, ta sẽ cần 1 – 2 năm để theo học khóa học thạc sĩ. Trong đó, năm đầu tiên dùng để tập trung vào chương trình học và thực hành trên thực tế. Những năm còn lại sẽ dành để hoàn thành bài luận văn tốt nghiệp. 

2. Vai trò của việc học lên cao học

Tất nhiên, việc học lên cao học không hề dễ dàng và dành cho tất cả các sinh viên. Hành trình này đòi hỏi rất nhiều sự kiên trì, đầu tư chất xám và nỗ lực từ các bạn. Song, không ít người vẫn lựa chọn con đường này, bởi lợi ích phía sau của nó:

– Cơ hội nâng cao thêm kiến thức và kỹ năng trong ngành nghề của mình

– Nâng cao giá trị của tấm bằng tốt nghiệp 

– Mở ra cơ hội thăng tiến trong công việc

– Kết nối với các mối quan hệ chất lượng

3. Cần chuẩn bị gì khi quyết định học lên cao học 

3.1 Tìm hiểu kĩ định dạng

Quá trình đối mặt với các kỳ thi sẽ dễ dàng hơn khi bạn hiểu rõ định dạng của nó. Bắt đầu từ việc cấu trúc bài thi có gì? dạng câu hỏi nào sẽ xuất hiện? chủ đề nào hay được đề cập? Hãy bắt đầu tìm hiểu và làm quen với dạng bài thi. Từ đây, bạn sẽ có thể có các thông tin để điều chỉnh kế hoạch học tập và đưa ra mục tiêu phù hợp hơn.

3.2 Xây dựng kế hoạch học tập

Một kế hoạch tốt sẽ giúp bạn quản lý thời gian hiệu quả và cân bằng được thời gian học, ôn thiết thực. Cũng đừng quên việc linh hoạt điều chỉnh kế hoạch khi cần thiết theo khả năng của bản thân để tăng tiến độ học nhé!

xay-dung-ke-hoach-hoc-tap
Xây dựng kế hoạch hoc tập.

3.3 Tập trung vào các chủ đề quan trọng 

Thông qua phân tích giáo trình, bạn có thể biết được đâu là những chủ đề trọng tâm. Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm hiểu từ đề thi năm trước hoặc tham khảo ý kiến của các giáo sư. Sau đó, phân bổ thời gian để nắm vững các phần này. Hoạt động này sẽ giúp bạn tối ưu thời gian học và gia tăng cơ hội đạt điểm cao trong kỳ thi.

3.4 Đặt mục tiêu

Sai lầm của nhiều bạn là bắt đầu đặt mục tiêu quá lớn, điều này có thể khiến bạn mệt mỏi với khối lượng bài vở quá lớn. Lời khuyên đưa ra là hãy chia nhỏ các mục tiêu lại để bạn có thể hoàn thành nó mỗi ngày như một thói quen tích cực.

Bắt đầu bằng việc chia nhỏ các giáo trình và phân bố việc học các mục này vào thời gian cụ thể. Bên cạnh việc đưa ra cam kết rằng mình sẽ hoàn thành đúng tiến độ, cũng đừng quên xem xét lại việc học của bản thân và điều chỉnh đến khi tìm được “nhịp độ” phù hợp cho chính bạn.

3.5 Tìm kiếm tài liệu học tập 

Tài liệu chính là nguồn tài nguyên quý giá để giúp bạn chinh phục chặng hành trình cao học. Bạn có thể lấy nguồn những tư liệu này thông qua tham khảo của các giáo sư, cố vấn học tập. Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm tư liệu từ sách giáo khoa hoặc các sách hướng dẫn bổ sung,…

4. Đối tượng nào nên học cao học

Con đường cao học không hề dễ dàng, nó đòi hỏi rất nhiều về nguồn lực như thời gian, chất xám,… Vậy ai sẽ là người phù hợp để theo đuổi con đường này?

– Người muốn thăng tiến trong công việc 

– Người đam mê học thuật

– Người cần nâng cao kỹ năng

– Người có định hướng thay đổi ngành nghề

Tất nhiên với những lợi ích như sự nghiệp phát triển rộng mở, đây là một cơ hội đồng thời cũng là một thách thức lớn cho các sĩ tử. EDUFA hy vọng rằng, những ai có mục tiêu tiếp bước trên con đường Cao học có thể vững vàng với định hướng của mình và kiên trì đuổi hành trình này lâu dài.

Đọc thêm: Phương pháp ghi nhớ lâu “đậm sâu” mà không phải ai cũng biết

Để lại lời nhắn cho EDUFA nhé!