Duy trì những thói quen tốt là bước đầu quan trọng trong hành trình phát triển. Tuy nhiên, sẽ cần rất nhiều nỗ lực để thực hiện nó đều đặn.
Bạn có rất nhiều mục tiêu, hoài bão và muốn phát triển bản thân mỗi ngày. Nhưng lại bị mắc kẹt bởi sự trì hoãn? Xao nhãng với những tác động từ bên ngoài? Hay lạc lối vô định với việc thực hiện thói quen thường xuyên?
Vậy, hãy để EDUFA mách nước đến bạn 7 bước giúp củng cố niềm tin, duy trì thói quen một cách dễ dàng hơn.
1. Tập trung duy trì 1 thói quen duy nhất
Nhầm tưởng dẫn đến thất bại của rất nhiều người khi bắt đầu xây dựng thói quen là chúng ta đặt quá nhiều mục tiêu cùng lúc. Sự phân tán năng lượng không đều này sẽ chỉ có xu hướng bùng nổ trong tháng đầu tiên và giảm sẽ nhiệt theo thời gian.
Để có thể duy trì thói quen thành công, sẽ tốt hơn nếu bạn chỉ đặt ra một mục tiêu và tập trung thực hiện hoá nó.
Ngoài ra, một thói quen hiệu quả mà bạn có thể theo đuổi lâu dài cần cân nhắc các yếu tố như:
+ Liệu bạn có thể thêm việc này vào lịch trình mỗi ngày hay không?
+ Hành động này có dễ dàng để bạn có thể thực hiện mà không cần phải suy nghĩ quá nhiều?
+ Trong trường hợp không cần quá nhiều nỗ lực bạn vẫn sẽ thực hiện được công việc này chứ?
Một thói quen được hình thành dựa trên sự lặp đi lặp lại với tần suất nhiều. Từ đó hình thành nên cho chúng ta lối đi duy trì và ổn định xuyên suốt.
Và để hình thành thói quen bạn cần rất nhiều sự tập trung và nỗ lực trong giai đoạn đầu. Chính vì thế thay vì rải đều sự tập trung vào nhiều mục tiêu. Việc tối giản hoá một lựa chọn sẽ giúp công cuộc chinh phục của bạn trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.
Vén màn đằng sau thành công của trào lưu Study with me
2. Cam kết duy trì thói quen trong ít nhất 30 ngày
Một số nhận định cho rằng 21 ngày là thời gian để hình thành một thói quen. Trong khi số khác lại nhận định cần đến 66 ngày.
Sở dĩ có sự chênh lệch này là bởi sự khác nhau giữa đối tượng thực hiện và độ khó của thói quen mà ta thực hiện.
Vậy nên 30 ngày sẽ là con số “cầu nối” mà tôi mong các bạn sẽ cam kết để duy trì thói quen của mình một cách thường xuyên.
Đồng thời, bạn cũng cần chắc chắn là các kế hoạch trong ngày được sắp xếp ổn thoả. Tránh ảnh hưởng đến thời gian thực hiện mục tiêu đã đề ra.
3. Gắn thói quen cũ với thói quen mới
Nếu thói quen chỉ được xây dựng dựa trên vui thú và động lực nhất thời, thì chẳng mấy chốc bạn cũng sẽ dần lãng quên và hết nhiệt với nó.
Thói quen hơn cả là sự cam kết từ ngày này qua ngày khác. Và bí quyết để duy trì thói quen lâu dài chính là gắn bó những thói quen mới với những thói quen cũ, đã được thiết lập.
B.J.Fogg đã có một ý tưởng thật hay với quan niệm về “Những thói quen bé nhỏ” (Tiny Habits). Khi lựa chọn những thói quen cũ làm “mỏ neo” cho những thói quen mới.
VD:
– “Sau khi tan làm về, tôi sẽ đi chạy bộ trong vòng 10 phút”.
– “Sau khi đánh răng xong xuôi, tôi sẽ dành thời gian để đọc sách”.
– “Sau khi tận hưởng bữa trà chiều, tôi sẽ dành thời gian để tập thiền”.
Ý tưởng đơn giản này sẽ giúp bạn duy trì thói quen một cách lâu bền hơn.
Thiền chánh niệm: Hành trình chữa lành từ bên trong
4. Tận dụng những thói quen nhỏ để bắt đầu dễ dàng hơn
Gọi tên là thói quen nhỏ bởi chúng có mức độ cam kết thấp. Đó có thể là những thói quen như:
– Tập thể dục 10 phút mỗi ngày
– Đọc 3 trang sách mỗi tối
– Viết 1 trang nhật ký mỗi buổi sáng
Khi mới bắt đầu xây dựng thói quen đừng ôm đồm quá nhiều. Bởi nó có thể gây ra tình trạng phản tác dụng, khiến bạn bị choáng ngợp và không muốn thực hiện thói quen nữa.
Thay vào đó hãy chia nhỏ mục tiêu thành những thói quen nhỏ để bạn có thể dễ dàng thực hiện trong ngày. Từ sự lặp đi lặp lại, cho đến khi hành động này trở thành tự động và là điều hiển nhiên đối với bạn. Từ đó mà bạn có thể nâng đô lên theo thời gian.
Morning pages phương pháp rèn luyện tư duy tích cực mỗi ngày
5. Lập kế hoạch If – Then để vượt qua trở ngại
Một kế hoạch hướng dẫn với những cam kết cụ thể sẽ giúp bạn vượt qua những trở ngại làm ảnh hưởng đến quá trình xây dựng thói quen.
VD:
– NẾU tôi không thể đến chỗ tập gym và tập trong vòng 30 phút, THÌ tôi sẽ thực hiện tập thể dục tại nhà trong vòng 30 phút bù vào.
– NẾU tôi không thể đọc 10 trang sách vào buổi tối, THÌ tôi sẽ ngồi nghe Podcast trong vòng 15 phút.
Trong quá trình hình thành thói quen, khó tránh khỏi những vấn đề phát sinh mà ta không lường trước được. Lúc này những kế hoạch và cam kết được thiết lập sẽ đóng vai trò quan trọng, giúp bạn ứng phó với các trở ngại. Đảm bảo ổn định duy trì thói quen.
6. Thực hiện duy trì thói quen vào cùng một thời điểm trong ngày
Cơ thể của chúng ta xoay vần theo nhịp điệu chứ không phải thời gian như ta vẫn lầm tưởng.
VD:
– Chúng ta tự thức dậy vào buổi sáng và bắt đầu đi ngủ vào ban đêm khi thiếu ánh sáng.
– Khoảng thời gian 17:00 – 21:00 giờ là thời điểm tôi cảm thấy tâm trí mình minh mẫn và tỉnh táo nhất. Tôi sẽ dùng khoảng thời gian này để làm những công việc quan trọng (thói quen lớn). Hay những điều cần đến sự tập trung cao độ.
Mấu chốt của việc thực hiện thói quen vào một thời điểm trong ngày là kích hoạt phản ứng của não và cơ thể. Thực hiện điều này một cách thường xuyên. Ta sẽ hình thành thói quen lâu dài một cách dễ dàng hơn.
7. Tự thưởng cho bản thân trong những cột mốc quan trọng
Đừng đánh giá thấp tầm quan trọng của việc vui chơi và tận hưởng. Khi mà đây sẽ chính là công cụ hỗ trợ rất nhiều cho tiến trình xây dựng thói quen của bạn.
Tự thưởng cho bản thân sau những cột mốc đáng nhớ về việc duy trì thói quen đều đặn. Cũng như công nhận chính mình với những hoạt động và giá trị mà bạn yêu.
Như bạn đã thấy, xây dựng thói quen vốn không hề đơn giản và cần nhiều sự nỗ lực. Tuy nhiên nếu biết nhìn nhận và đặt cho mình những cam kết và kế hoạch rõ ràng, EDUFA tin rằng bất kể ai trong chúng ta cũng có thể đi đến đích đến mà mình mong muốn.