fbpx

Cách kiểm soát cơn giận: Hành trình đi đến sự bình an

5/5 - (1 bình chọn)

Cách kiểm soát cơn nóng giận và các phương pháp hiệu quả, cùng kỹ thuật để quản lý cơn giận một cách tốt nhất. Tìm hiểu ngay!

1. Cơn giận dữ, cảm xúc tức giận là gì? 

Tức giận là một trạng thái cảm xúc mạnh mẽ, có khả năng khiến con người mất đi sự kiểm soát về hành vi và lời nói. Điều này có thể gây ra những hậu quả không mong muốn trong cuộc sống cá nhân và các mối quan hệ xung quanh.

Vì vậy, việc học cách kiểm soát cơn giận là một kỹ năng vô cùng quan trọng. Ở bài viết này EDUFA sẽ giúp bạn tìm hiểu về cơn giận. Qua đó, nhận biết dấu hiệu và học hỏi các phương pháp hiệu quả, để kiểm soát cơn giận trong cuộc sống hàng ngày.

cach-kiem-soat-con-gian

2. Hiểu về cơn giận

Tức giận là trạng thái cảm xúc bùng nổ. Thường được kích thích bởi cảm giác bất mãn hoặc thất vọng.

Nguyên nhân cốt lõi gây ra cơn giận có thể là vì không được thoả mãn trong công việc. Cho đến mâu thuẫn gia đình hoặc căng thẳng trong các mối quan hệ. 

Các dấu hiệu nhận biết cơn giận bao gồm:

– Cảm giác nóng bừng trong cơ thể

– Tăng nhịp tim

–  Hơi thở nhanh và khó kiểm soát

– Có hành vi gây hấn như quát mắng, đánh đập hoặc vứt đồ đạc

3. Hậu quả của cơn giận

Cơn giận không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lý và thể chất của chúng ta, mà còn tác động tiêu cực đến mối quan hệ và cuộc sống cá nhân. Cảm xúc giận dữ kéo dài còn có thể gây ra căng thẳng mãn tính, lo âu và trầm cảm. 

Ngoài ra, sự mất kiểm soát trong cơn giận có thể dẫn đến việc làm tổn thương người khác, tác động xấu đến mối quan hệ. Cho đến nguy cơ hủy hoại cơ hội nghề nghiệp, thành công trong cuộc sống.

4. Cách kiểm soát cơn nóng giận

4.1 Nhận ra và chấp nhận cơn giận

Đầu tiên hãy quan sát các dấu hiệu cơ thể. Nhận diện sự có mặt của cảm xúc tức giận đang có trong bạn. Bước đầu chấp nhận thay vì chối bỏ nó. 

Khi cơn giận đạt đến ngưỡng ngoài mức bạn cảm thấy mình có thể kiểm soát. Hãy tìm cho mình một khoảng không riêng thay vì bùng nổ mọi cảm xúc lên những người xung quanh.

4.2 Cách kiểm soát cơn giận bằng kỹ thuật thở

Sử dụng kỹ thuật thở sâu để điều tiết cơn giận. Hãy hít một hơi thật sâu và thở ra chậm rãi. Lập lại quá trình này nhiều lần cho đến khi bạn cảm nhận được mình đã cân bằng được cảm xúc bên trong. 

Hãy tập trung việc tìm kiếm sự thư giãn. Bạn cũng có thể sử dụng một số phương pháp hỗ trợ thư giãn khác như yoga, thiền định, massage…

thuc-hien-ky-thuat-tho-va-thu-gian
Thực hiện kỹ thuật thở và thư giãn

4.3 Sử dụng kỹ thuật quản lý cảm xúc

Bạn không thể thay đổi những gì đang diễn ra, nhưng có thể thay đổi cách mà bạn nhìn nhận chúng. 

Khi xảy ra vấn đề khiến ta tức giận, sẽ rất khó để ta nhìn nhận vấn đề một cách thấu đáo. Thông thường chúng ta sẽ có xu hướng suy nghĩ tiêu cực vào giai đoạn này. Đó là lý do tôi khuyên các bạn không nên hành động và buông ra phát ngôn gì vào thời điểm này.

Khi tâm trí bạn rối bời, thì việc nhìn nhận về những cảm xúc, suy nghĩ của bản thân còn khó. Nói gì đến chuyện phân định rõ rành trắng đen những sự việc diễn ra trước mắt mà không có sự can thiệp của thiên kiến. 

Vậy nên, bản thân bạn nên biết quản giáo cảm xúc của mình hợp lý. Và đôi lúc, chính chúng ta cũng cần phải tự “thao túng tâm lý bản thân”. Cho mình khoảng lặng để vặn ngược lại những tư duy tiêu cực đang cố hữu bên trong.

Đặt góc nhìn câu chuyện khác đi và lắng nghe từ nhiều phía, biết đâu được mọi thứ không ghê gớm như bạn vẫn tưởng. Chỉ là chúng ta đang bị che mắt bởi cơn giận dữ mà thôi!

4.4 Tìm hiểu nguyên nhân gốc rễ và đi tìm giải pháp xử lý

Mọi thứ sinh ra đều có nguyên nhân của nó và cơn giận cũng vậy. Và cách kiểm soát cơn giận dứt điểm đó chính là lắng nghe nó, thấu hiểu nguồn cơn của cơn giận dữ bên trong bạn. 

Lần gần đây nhất bạn bùng phát cơn giận là khi nào? Khi nghĩ lại về những gì đã qua, bạn có cảm thấy cách xử lý và đối mặt với vấn đề lúc đó của mình là hoàn toàn đúng? 

Có đôi lúc cơn giận là sự bùng phát từ nhiều vết thương, tranh cãi trong cuộc sống. Nhiều người chọn lờ nó đi, vì cho rằng đó là điều nhỏ nhặt, và “Một điều nhịn thì chín điều lành”. Nhưng lại không hề phát giác, những cảm xúc dồn nén ấy vốn không hề mất đi. Thay vào đó nó vẫn sẽ tồn tại âm ỉ mãi nơi tiềm thức. Chờ đợi một ngày được bùng phát, được nhìn thấy.

Nhìn sâu vào cơn giận của mình, để thấu hiểu, thay vì trốn tránh hay đánh giá chính mình. Đây sẽ là bước quan trọng nhất để bạn học cách kiểm soát cơn giận của mình.

4.5 Tìm sự hỗ trợ từ người thân, bạn bè và chuyên gia tâm lý

Đừng quên bạn bè và những người thân yêu xung quanh luôn sẵn sàng làm một “điểm tựa” khi bạn cần chia sẻ. Tuy nhiên, là một người tinh tế, bạn cũng không nên “xả” toàn bộ những cảm xúc tiêu cực vào đối phương.

Hãy cân nhắc và chắc chắn rằng đối tượng bạn tìm đến có đang ở trạng thái lành mạnh về tinh thần hay không. Và rằng liệu họ có sẵn sàng để lắng nghe hay chưa, bạn nhé!

Trong một số trường hợp đặc biệt, nếu cần thiết bạn cũng có thể tìm đến sự tư vấn, hỗ trợ từ các chuyên gia tâm lý.

tham-van-tam-ly
Tham vấn tâm lý

5. Thực hành cách kiểm soát cơn nóng giận trong cuộc sống hàng ngày

Xây dựng một môi trường tĩnh lặng và thân thiện

– Tạo không gian yên tĩnh với trang trí dịu mắt để tạo cảm giác thư giãn

– Giảm tiếng ồn và tạo không gian tĩnh lặng trong gia đình, nơi làm việc

– Thực hành việc lắng nghe và chia sẻ cảm xúc lành mạnh trong giao tiếp

Điều chỉnh thói quen sinh hoạt và hình thành sự cân bằng

– Tập luyện thể dục đều đặn để giảm căng thẳng và xả stress

– Ăn uống lành mạnh và đảm bảo ngủ đủ giấc

– Tạo ra một lịch trình cân bằng giữa công việc và thời gian nghỉ ngơi

ngu-du-giac-la-mot-cach-de-kiem-soat-con-gian
Ngủ đủ giấc là một cách để kiểm soát cơn giận

Một số các hoạt động giúp giảm căng thẳng và kiểm soát cơn giận dữ

– Tham gia vào hoạt động thể thao như chạy bộ, bơi lội hoặc yoga

– Khám phá các hoạt động sáng tạo như hội họa, viết lách hoặc âm nhạc

– Dành thời gian để thư giãn và làm những điều bạn thích

Giao tiếp hiệu quả để tránh xung đột

– Học cách lắng nghe và thể hiện ý kiến một cách lịch sự, tôn trọng người đối diện

– Hạ bớt cái tôi khi giao tiếp, dùng ngôi “Chúng ta”, “Bọn mình”, “Tụi mình” nhiều hơn

– Hạn chế sử dụng tông giọng quá cao, hay có ngôn từ gây hấn thụ động trong giao tiếp

6. Lời kết về cách kiểm soát cơn giận

Kiểm soát cơn giận là một quá trình không hề dễ dàng. Nhưng với sự hiểu biết và kiên trì thực hành xuyên suốt, bạn có thể đạt được sự bình an và cân bằng trong cuộc sống. 

Hãy nhớ rằng cơn giận không chỉ ảnh hưởng đến bản thân bạn, mà còn tác động đến những người xung quanh. Bằng việc áp dụng các phương pháp kiểm soát cơn giận, bạn sẽ tạo điều kiện tốt hơn cho sự phát triển cá nhân và mối quan hệ xã hội. Hãy bắt đầu hành trình của bạn ngay hôm nay và tạo ra một cuộc sống hạnh phúc và bình yên, bạn nhé!

Đọc thêm: Giải tỏa căng thẳng đơn giản, hiệu quả tức thì

Để lại lời nhắn cho EDUFA nhé!