Phương pháp ghi nhớ lâu dựa trên nghiên cứu từ Tiến sĩ Yuji Ikegaya. Giúp lưu nhớ mọi kiến thức một cách khoa học và hiệu quả.
Thông qua những chia sẻ thú vị đến từ cuốn sách “Exam Brain Science” của Yuji Ikegaya (Tiến sĩ khoa học não bộ của Đại học Tokyo Nhật Bản), chúng ta sẽ có những góc nhìn mới bổ ích hơn về cách ghi nhớ hiệu quả.
Ông cho rằng, nếu muốn nhớ lâu bạn cần hiểu luật chơi của não bộ. Đặc biệt là về “người gác cổng” Hồi hải mã.
Tương tự như máy tính thì não chúng ta cũng chia ra hai phần:
– Bộ xử lý trung ương (chứa những thông tin tạm thời)
– Ổ cứng (chứa thông tin lâu dài)
Mọi cảm nhận ban đầu đều nằm ở bộ xử lý tạm thời, rồi cuối cùng mới được lưu vô khu trí nhớ dài hạn (hay còn gọi là vỏ não). Nhưng để đi từ khu xử lý tạm thời đến khu trí nhớ dài hạn thì thông tin này cần vượt qua Hồi hải mã.
1. Vượt qua người gác cổng Hồi hải mã
Hồi hải mã được xem là người gác cổng nghiêm khắc. Vì nó sẽ chỉ cho những thông tin thực sự quan trọng đi vào khu dài hạn mà thôi.
Sự nghiêm khắc này không hề ngẫu nhiên, mà có lịch sử bắt nguồn từ thời nguyên thủy xa xưa. Bởi sự phán đoán của hồi hải mã sẽ giúp đưa ra những quyết định cải thiện cuộc sống của con người. Do đó nó sẽ lưu giữ những thông tin có liên quan tới các khía cạnh:
– Sự tồn tại
– Sự đau đớn, nguy hiểm
– Vấn đề sinh tử, sống còn
Ví dụ: Một đứa trẻ khi chạm vào bình nước nóng thì bị bỏng, rụt tay. Sau này dù người lớn không cần chỉ dạy, đứa trẻ vẫn sẽ tự tránh xa bình nước nóng. Vì vấn đề này liên quan đến sự đau đớn, nguy hiểm.
Vậy nếu chúng ta muốn lưu nhớ những thông tin, kiến thức về ngoại ngữ, kinh tế,… Những thông tin này dù quan trọng nhưng không đến mức ảnh hưởng sinh tử thì phải làm sao?
Câu trả lời chính là hãy đánh lừa Hồi hải mã. Cùng EDUFA bỏ túi ngay những phương pháp giúp bạn ghi nhớ, lâu đậm sâu như bên dưới nhé!
2. Các phương pháp giúp bạn ghi nhớ lâu
2.1 Mưa dầm thấm lâu
Giả sử bạn cố ghi nhớ một thông tin, lần 1 thất bại, lần 2 thất bại, lần thứ 3 cũng vậy. Nhưng đến lần thứ 4 bạn sẽ khiến Hồi hải mã bối rối “Tại sao thông tin này lại đến nhiều như vậy? Phải chăng nó có liên quan đến sự sống còn?”
Phương pháp này sẽ khiến Hồi hải mã mơ hồ và ghi nhớ thông tin vào trong bộ nhớ sâu.
Trước tiên, chúng ta cần hiểu về Đường cong lãng quên EBBINGHAUS – Bảng mô tả sự suy giảm khả năng lưu trữ thông tin của não theo thời gian. Hiểu rõ chúng ta đều sẽ quên các kiến thức đã học và điều này có tính chu kỳ nhất định.
Nắm được quy luật này, thì vào những điểm mà chúng ta có khả năng quên kiến thức, hãy bắt đầu ôn tập và dò lại bài cho chính mình:
– Lần thứ 1: Sau khi đã học kiến thức đó 2 ngày.
– Lần thứ 2: Sau thời điểm ôn tập đầu tiên 1 tuần.
– Lần thứ 3: Sau thời điểm ôn tập thứ hai 2 tuần.
– Lần thứ 4: Sau thời điểm ôn tập lần thứ ba 1 tháng.
2.2 Phương pháp ghi nhớ lâu bằng việc kích thích LTP
LTP hay còn gọi là kích thích dài hạn hay điện thế hoá dài hạn. Các nhà khoa học đã khám phá ra trong não càng có nhiều LTP thì việc ghi nhớ thông tin lâu dài càng hiệu quả hơn.
Tất cả chúng ta đều có bộ não và dung lượng giống như nhau. Nhưng vì sao một số người lại có khả năng nhớ tốt hơn những người còn lại? Câu trả lời là bởi những người kia có lượng LTP được sản xuất ra nhiều hơn.
Khi chúng ta tò mò, hiếu kỳ về một vấn đề nào đó thì LTP sẽ được sản sinh. Cảm giác yêu thích, không gượng ép này giúp chúng ta sẽ nhớ kiến thức lâu hơn.
Giống như một đứa trẻ tò mò về thứ đồ chơi của mình. Dù không cần lặp đi lặp lại hành động đó nhiều lần thì đứa trẻ vẫn sẽ nhớ được thông tin đó.
Có thể nói, tâm thế quyết định kết quả. Khi tiếp cận tri thức với thái độ tò mò, học hỏi thay vì đối phó mà nhìn nhận mọi kiến thức đều có giá trị của nó. Tâm thế này sẽ giúp việc học của bạn trở nên hiệu quả hơn.
2.3 Phương pháp ghi trí tuệ sư tử
Giống với loài sư tử, chúng ta có năng lực mạnh nhất khi liên quan đến hai khía cạnh: Thức ăn và sinh tồn.
Dựa vào tập tính này bạn có thể sử dụng các phương pháp sau để nhớ lâu:
– Để bụng hơi đói hoặc không quá no trước khi học. Vì khi đói não sẽ cực kỳ nhạy cảm. Bởi các hormone khi đói sẽ tác động lên vùng Hồi hải mã và sinh ra LTP.
– Đi dạo khi học thuộc bài (hành động tương tự như sư tử đi săn mồi). Lúc này não sẽ hoạt động năng suất. Do đó việc học bài cũng dễ dàng đạt hiệu quả hơn.
– Tạo không gian học tập lạnh, thoáng mát giống môi trường sinh tồn nguy hiểm. Cảm giác hơi lạnh sẽ kích thích não bộ ghi nhớ tốt hơn.
2.4 Phương pháp ghi nhớ lâu bằng việc kích hoạt hạch hạnh nhân
Hạch hạnh nhân đóng vai trò là một bộ phận trong não, chịu trách nhiệm giúp chúng ta có cảm giác thăng hoa.
Khi chúng ta khơi dậy được những cảm xúc mãnh liệt, hồi hải mã sẽ bị đánh lừa. Bởi nó không phân biệt được đâu là vấn đề liên quan đến sinh tử, sống còn, đâu là việc khơi dậy cảm xúc. Và kết quả là những thông tin này đều sẽ được đưa vào bộ nhớ sâu.
Hãy thử ngẫm lại mà xem, vì sao những kỷ niệm đẹp, buồn, sâu sắc, đều làm ta nhớ mãi không quên? Đó là bởi trong mỗi câu chuyện này đều hàm chứa những cảm xúc rất mạnh.
Khi đó các tế bào xung quanh Hồi hải mã đã được tổ chức và hoạt động khiến kiến thức đó được lưu vào “ổ cứng”.
Vận dụng tương tự, hãy phương pháp thêm cảm xúc vào việc ghi nhớ bài học nếu bạn muốn nhớ nó lâu hơn.
VD: Khi học về lịch sử trận chiến trên sông Bạch Đằng, hãy đặt cảm xúc tưởng tượng mình là người tướng lĩnh đã có mặt trong trận chiến hào hùng ấy. Đặt cảm xúc vào việc học tập sẽ giúp bạn ghi nhớ hiệu quả.
3. Tổng kết
Tất cả chúng ta đều có dung lượng bộ não như nhau. Nhưng để ghi nhớ cách thì cần phải có sự hiểu biết và ứng dụng phương pháp khoa học để bổ trợ và phát triển. EDUFA hy vọng những chia sẻ vừa rồi có thể phần gợi mở thêm cho bạn đọc các cách học hỗ trợ, bổ ích.
Đọc thêm: Phương pháp Pomodoro: Khám phá sức mạnh của 25 phút tập trung