Ngành truyền thông đa phương tiện đã và đang thu hút rất nhiều bạn trẻ. Nhưng những điều thú vị phía sau ngành này bạn đã biết?
1. Ngành truyền thông đa phương tiện là gì?
Ngành truyền thông đa phương tiện là sự kết hợp giữa nhóm ngành truyền thông báo chí và công nghệ thông tin.
Sinh viên học ngành này sẽ được học các kiến thức cơ bản về thiết kế, báo chí và cách sử dụng các phần mềm 3D, công cụ đồ họa,… Để qua đó tạo ra các ấn phẩm sáng tạo trên lĩnh vực đa phương tiện như: truyền hình, báo chí, trò chơi,…
Đây là một nhóm ngành có tính linh hoạt cao và đa dạng trong công việc sáng tạo. Chính vì thế ngành này thu hút sự chú ý của rất nhiều bạn trẻ và đang thuộc một trong nhóm những ngành được săn đón.
Tuy nhiên, để đáp ứng được nhu cầu của thị trường thì học sinh của ngành này cần học những môn gì?
2. Ngành truyền thông đa phương tiện xét tuyển những môn gì?
Ngành truyền thông là một thị trường rất đa dạng, nơi mà sinh viên thường xuyên phải tiếp xúc với các thông tin tin tức, yêu cầu sự linh hoạt. Do vậy, việc đầu tư mạnh cho các môn: Toán, Ngữ Văn, Tiếng Anh là cần thiết để phát triển thêm trong ngành:
+ Toán học: Bổ trợ cho việc phân tích số liệu và hoạch định chiến lược, các kế hoạch.
+ Ngữ Văn: Phát triển về tư duy sử dụng ngôn từ, cách viết tốt. Cũng như khả năng cảm thụ và nhạy bén trước các sự kiện, đề tài của xã hội.
+ Tiếng Anh: Là thứ ngôn ngữ phổ biến nhất thế giới. Nắm chắc tiếng Anh sẽ giúp bạn có thêm nhiều nguồn tìm kiếm tài liệu. Và dễ dàng cập nhật xu hướng chuyên sâu của thế giới.
Đối với ngành truyền thông đa phương tiện, ngành này sẽ xét tuyển các tổ hợp môn:
+ A00 (Toán, Lý, Hoá)
+ A01 (Toán, Lý, Tiếng Anh)
+ D01 (Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh)
+ D96 (Toán, Tiếng Anh, KHXH)
Tương tự, nếu đã cân nhắc đến việc thi xét tuyển ngành học này, bạn đọc cũng cần quan tâm và điểm thêm về chuyên ngành học cụ thể.
3. Ngành truyền thông đa phương tiện học gì?
Đối với ngành truyền thông đa phương tiện các sinh viên sẽ được học về kiến thức chuyên sâu của báo chí, truyền thông. Về cách thức để biên tập các ấn phẩm quảng cáo, tuyên truyền.
Cho đến việc thiết kế sách, web và sáng tạo nội dung…Bên cạnh việc tìm hiểu về nền tảng của mỹ thuật và công nghệ thông tin. Dưới đây là 9 chuyên ngành của truyền thông đa phương tiện:
3.1 Quảng cáo
Sinh viên sẽ được trau dồi các kiến thức về thiết kế, lịch sử của ngành Quảng cáo. Các cách thức để phát triển trong ngành với nhiều cơ hội trải nghiệm thực tế.
3.2 Truyền thông và Quan hệ công chúng
Tại đây các sinh viên sẽ được đào tạo về kỹ năng tổ chức sự kiện, viết báo, quản lý dự án và các kỹ năng về truyền thông.
3.3 Truyền thông Xã hội
Nơi các bạn được trải nghiệm các kiến thức về truyền thông, tổng quan các kiến thức về tiếp thị số. Hay cách vận hành và vai trò của mạng xã hội.
3.4 Công nghệ Quảng cáo Kỹ thuật số
Sinh viên sẽ được tiếp xúc với công nghệ thực tế tăng cường [AR] và thực tế ảo [VR]. Bên cạnh việc được cung cấp các kiến thức về hoạt động của quảng cáo trên mạng xã hội, tiếp thị đa dạng nền tảng, cách tạo nội dung và âm thanh,…
3.5 Công nghiệp Truyền thông
Điều đặc biệt ở ngành này là sinh viên sẽ được tìm hiểu cách các phương tiện được sản xuất và sử dụng trên phạm vi quy mô toàn cầu.
Để sẵn sàng cho hành trình sáng tạo ra những thông điệp truyền thông phù hợp với khách hàng. Trước bất kỳ biến chuyển về công nghệ nào trong tương lai.
3.6 Nghiên cứu Điện ảnh và Màn hình
Là sự kết hợp tuyệt vời giữa công nghệ kỹ thuật số và nghệ thuật. Tập trung nghiên cứu về truyền hình. Tìm hiểu về những phong cách, quan điểm sản xuất phim ảnh, chương trình khác nhau.
Ngoài ra sinh viên cũng được trau dồi thêm nhiều kiến thức chuyên sâu về thiết kế hoạt hình 2D, 3D.
3.7 Nghiên cứu Truyền thông
Trải nghiệm được tranh luận về các tin tức thời sự, cũng như trau dồi hơn về kỹ năng viết lách. Đặc biệt, trong việc xử lý và truyền tải thông điệp phức tạp đến các đối tượng khách hàng.
3.8 Văn học sáng tạo
Với ngành văn học sáng tạo các sinh viên sẽ được hoàn thiện khả năng viết lách và sáng tạo của mình. Đây là môn học giúp các bạn có thể tạo ra các sản phẩm nghệ thuật thú vị và độc đáo.
3.9 Báo chí
Đối với chuyên ngành báo chí, sinh viên sẽ được học các kỹ năng viết và lập báo cáo thực tế. Gồm cả các khâu: nghiên cứu, điều tra, phỏng vấn.
Cũng như được trang bị các kiến thức về lịch sử, pháp luật, đạo đức,… Để có cơ sở thực hiện một bài báo chất lượng, hấp dẫn.
4. Danh sách các trường đào tạo
Danh sách các trường đào tạo ngành truyền thông đa phương tiện tốt nhất:
+ Đại học FPT
+ Đại học Quốc tế Hồng Bàng
+ Đại học Công nghệ TPHCM
+ Học viện Công nghệ Bưu Chính Viễn thông
+ Đại học RMIT
+ Đại học Nguyễn Tất Thành
+ Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – TPHCM
+ Đại học Văn Lang
+ Đại học Báo chí và Tuyên truyền
+ Đại học Swinburne
5. Điểm chuẩn của ngành truyền thông đa phương tiện
Vốn được đánh giá là một trong những ngành tiềm năng. Do vậy không hề bất ngờ khi ngành truyền thông đa phương tiện có mức điểm khá cao ở các trường Top đầu. Cụ thể bạn đọc có thể tham khảo tại Đây!
6. Cơ hội việc làm ngành truyền thông đa phương tiện
Theo thống kê hiện tại nước ta đang có hơn 7.000 công ty quảng cáo và truyền thông. Điều này tạo điều kiện rất lớn cho những sinh viên của ngành.
Sinh viên mới ra trường cũng có rất nhiều sự lựa chọn công việc từ: Quản lý sự kiện, biên tập viên, thiết kế, copywriter,…
Mức lương khởi điểm cho sinh viên mới ra trường sẽ rơi vào khoảng 8 – 10 triệu. Các bạn đã có kinh nghiệm trên 2 năm có thể thỏa thuận mức lương từ 10 – 15 triệu.
Có thể thấy đây là một ngành học thú vị. Đa dạng về lĩnh vực đòi hỏi sự bản lĩnh và linh hoạt. Tuy nhiên, nếu theo được ngành lâu dài thì thành quả sẽ vô cùng tương xứng với công sức bạn bỏ ra, nhất là khi ta đang sống trong thời kỳ số hoá.
CHỌN NGÀNH NGHỀ – CÁC CÔNG CỤ HỖ TRỢ