Xét học bạ vào Đại học được cho là một trong những phương thức tuyển sinh được nhiều trường áp dụng và nhận được nhiều sự quan tâm.
Song, đi kèm với hình thức này cũng có không ít những lo ngại về chất lượng thực sự của đầu vào tuyển sinh. Nhất là khi phải đối mặt với tình trạng “chạy điểm”, “làm đẹp học bạ” tràn lan vốn không hiếm ở các trường THPT. Vậy ta nên nhìn câu chuyện này với góc độ như thế nào, cùng EDUFA tìm hiểu nhé!
Băn khoăn về tính công bằng của việc Xét học bạ vào Đại học
Thầy Nguyễn Văn Lực (Giáo viên trường THCS Trịnh Phong), từng nhiều lần kiến nghị loại bỏ phương thức Xét học bạ vào Đại học. Bởi theo thầy, việc đánh giá năng lực của học sinh dựa trên điểm học bạ là thiếu tính công bằng. Nhất là khi đặt trên bối cảnh các trường có mức độ ra đề khó, dễ khác nhau. Vậy nên điểm số học bạ cũng sẽ có sự chênh lệch giữa các trường. “Điểm số không phải là thước đo năng lực thực tế duy nhất của học sinh được thể hiện trong học bạ” – Thầy Lực nói thêm.
Cùng quan điểm với thầy Tùng, Tiến Sĩ Nguyễn Tùng Lâm (Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội) cho biết, với tấm “phao cứu sinh” là xét tuyển học bạ, nhiều học sinh yên tâm hơn khi đối mặt với kỳ thi tuyển sinh Đại học. Tâm thế “chắc suất” vào các trường khiến các em ỷ lại, thụ động và không quá cố gắng hết mình trong học tập. Đây là tiếng còi báo động cần cân nhắc về tính công bằng của phương thức xét tuyển học bạ. Khi dễ dàng nhận thấy phương thức này có độ tin cậy thấp nhất ở thời điểm hiện tại.
“Xu hướng xin điểm, tạo ra học bạ đẹp ngày càng phổ biến trong nhà trường. Đã đến lúc cần nghiêm túc xem xét việc xét tuyển học bạ tràn lan như hiện nay. Theo tôi, cần loại bỏ tiêu chí xét học bạ ra khỏi việc xét tuyển Đại học” – TS Tùng Lâm nói thêm.
Cần phải thêm tiêu chí và siết chặt chất lượng tuyển sinh đầu vào
Bớt đi tính khắt khe, ông Đỗ Đức Linh (Cán bộ phòng Khảo thí của Đại học Hải Phòng) lại nhìn nhận, các trường nên kết hợp phương thức xét tuyển học bạ đi kèm với tiêu chí đánh giá và các bài thi để đảm bảo chất lượng đầu vào. Qua đó, học bạ chỉ nên là điều kiện cần để đánh giá cả một tiến trình học tập và phát triển của học sinh.
Ông Linh chia sẻ: “Tôi quan sát có nhiều học sinh được tuyển vào bằng học bạ với số điểm rất cao. Nhưng sau khi học tập một thời gian tại bậc Đại học thì học lực học yếu và giảm sút rất nhiều. Do đó, các trường nên có hình thức tổ chức, đưa ra phương án xét tuyển hợp lý để tạo ra sự công bằng.”
Trong tương lai, hy vọng các trường THPT, sẽ đề cao hơn tinh thần “dạy thật, học thật, chấm điểm công tâm”. Vậy thì mới có thể mong đến được viễn cảnh phản ánh được đúng với năng lực học tập của mỗi học sinh.
Đọc thêm: Xét tuyển học bạ THPT 2023: 15 điểm vẫn đỗ Đại học