Active recall vẫn được ứng dụng rộng rãi đối với các học sinh, sinh viên như một phương pháp học giúp các bạn nhớ lâu các bài học.
Vì sao có những người có trí nhớ cực tốt, kiến thức đã từng học, từng đọc rất lâu, nhưng vẫn có thể nhớ cho đến sau này?
Tất cả bí mật nằm ở phương pháp Active Recall. Ở bài viết này, EDUFA sẽ giới thiệu đến bạn đọc khái niệm về phương pháp trên. Đồng thời hướng dẫn bạn cách ứng dụng nó trong học tập, công việc hằng ngày.
1. Active recall là gì?
Active recall hay còn gọi là Chủ động gợi nhắc. Dùng để ám chỉ các phương pháp dùng các hành động để gia tăng khả năng ghi nhớ dài hạn.
Thông qua việc chủ động với các hoạt động cụ thể, để “tập thể dục” cho não, khiến các kiến thức được ghi nhớ lâu, sắc bén hơn.
1. Sử dụng Active recall như thế nào?
Các phương pháp để thực hiện Active recall không ít. Song điều mấu chốt của phương pháp này chính là bạn phải thực hiện nó một cách hoàn toàn chủ động.
Tất nhiên, các phương thức này không phải là thứ gì quá “thần thánh hoá”. Hay sẽ có công dụng ngay lần đầu và chỉ trong một nốt nhạc. Để thực hiện hiệu quả, bạn cần kết hợp Active Recall với việc ôn tập theo biên độ khoa học.
Nếu bạn đã từng nghe đến cụm từ Đường cong lãng quên EBBINGHAUS – Bảng mô tả sự suy giảm khả năng lưu trữ thông tin của não theo thời gian, thì sẽ hiểu rõ tất cả chúng ta đều sẽ quên các kiến thức đã học và điều này có tính chu kỳ nhất định.
Nắm được quy luật này, thì vào những điểm mà chúng ta sẽ có khả năng quên kiến thức, hãy bắt đầu ôn tập và dò lại bài cho chính mình:
– Lần thứ 1: Sau khi đã học kiến thức đó 2 ngày.
– Lần thứ 2: Sau thời điểm ôn tập đầu tiên 1 tuần.
– Lần thứ 3: Sau thời điểm ôn tập thứ hai 2 tuần.
– Lần thứ 4: Sau thời điểm ôn tập lần thứ ba 1 tháng.
1.1 Dùng Flashcard
Flashcard (hay thẻ thông tin) gồm có 2 dạng là thẻ vật lý và thẻ điện tử. Bạn có thể sử dụng các thẻ này bằng việc ghi ra những thứ kiến thức bạn muốn mình nhớ. Sau đó nhìn lại để ôn tập trong ngày. Sử dụng Flashcard cũng được xem là một cách để ứng dụng Active Recall. Tuy nhiên thì nó sẽ phù hợp để học các kiến thức ngắn, có tính cụ thể,…
Phần lớn các bạn học sinh, sinh viên thường sử dụng Flashcard để học ngoại ngữ. Đặc biệt đây là phương pháp hỗ trợ rất bổ ích trong việc ghi nhớ từ vựng. Một số ứng dụng thẻ thông tin trên điện thoại bạn có thể tham khảo như: Quizlet, Flashcards,…
1.2 Dùng Mindmap (Bản đồ tư duy)
Ngược lại với Flashcard thì Mindmap sẽ là phương pháp Active recall phù hợp để học các kiến thức dài. Hay các nội dung bài có tính liên kết và hệ thống với nhau. Bạn có thể sử dụng Mindmap để tổng ôn các kiến thức các môn như Lịch sử, Địa lý…
Để phương pháp thực sự hiệu quả, khi mới bắt đầu vẽ bản đồ, hãy tạm đóng các tài liệu. Thử thách xem bản thân mình nhớ được bao nhiêu rồi sau đó mới tìm sự trợ giúp từ tài liệu. Quá trình bạn vận động não để truy tìm các thông tin trong 2 – 3 phút cũng sẽ hỗ trợ rất nhiều trong việc nâng cao khả năng ghi nhớ bài học.
1.3 Chủ động đặt câu hỏi và tự tìm câu trả lời
Đối với mỗi bài giảng hay kiến thức mới mà bạn được học, hãy luôn luôn giữ cho mình cảm giác tò mò, ham học hỏi bằng việc không ngừng đặt ra các câu hỏi. Sau đó chính bạn sẽ là người đi tìm lời giải đáp cho những câu hỏi đó.
Phương pháp Active recall này, thoại nghe thì có vẻ như đơn giản nhưng lại có tính hiệu quả vô cùng tốt. Hành động này sẽ giúp bạn có thể hiểu sâu vấn đề và nhìn nhận kiến thức một cách tổng quan hơn.
1.4 Dạy lại kiến thức cho người khác
Bản chất của hành động này là giúp bạn biết liên kết kiến thức một cách bài bản hơn. Vì lúc này bạn sẽ thay đổi vị trí từ một người học bị động, trở thành một giáo viên, am hiểu kiến thức mà bạn đang giảng dạy. Chỉ với lối suy nghĩ và tâm thế này thôi cũng khiến việc học của bạn khác đi rất nhiều.
Đây là phương pháp Active Recall được đề xuất nhất. Nhưng nếu bạn không có người bạn học cùng thì sao? Bạn hoàn toàn có thể giả lập một “học trò ảo”. Sau đó tự giảng lại kiến thức cho chính mình.
2. Những lưu ý về việc ghi nhớ khi sử dụng Active recall
Nhiều bạn học sinh thường có xu hướng tới sát thời điểm thi cử mới bắt đầu ôn và cố nhồi nhét nhiều kiến thức một lúc. Tuy hiệu quả của việc ôn đột kích này vẫn tương đương với việc việc ôn phân tán. Song các kiến thức ôn theo kiểu ôn đột kích thường sẽ nhanh rơi vào vùng quên lãng trong vòng 1 tuần. Bởi lượng thông tin đột ngột dâng lên thì tốc độ quên cũng nhanh theo sau đó.
Tuỳ với mục đích của bản thân, bạn vẫn có thể lựa chọn phương pháp ôn phù hợp cho mình.
Sau đây là một số các mẹo khác có thể hỗ trợ quá trình ứng dụng Active Recall dành cho bạn:
– Hãy học khi đói hoặc ăn không quá no. Vì lúc này não cực kỳ nhạy cảm, phù hợp để học thuộc các kiến thức mới.
– Kết hợp việc học thuộc với hành động đi dạo nhẹ nhàng ở gần nơi bạn sống, hay các khuôn viên trường học, công viên,…
– Lựa chọn không gian học tập lạnh, mát mẻ. Không gian mát lạnh sẽ kích thích khả năng học thuộc tốt hơn.
3. Tổng kết
EDUFA hy vọng thông qua những kiến thức vừa rồi về Active Recall, có thể hỗ trợ phần nào các bạn đọc quá trình học tập và cải thiện bản thân mình ngày một tốt hơn!
Đọc thêm: Phương pháp Pomodoro: Khám phá sức mạnh của 25 phút tập trung