Sóng não Beta, Alpha, Theta, Delta là gì và có công dụng gì để giúp chúng ta ứng dụng nó trong học tập, công việc và sáng tạo hiệu quả? Cùng EDUFA khám phá ngay!
Sóng não Beta, Alpha, Theta, Delta là gì và có công dụng gì để giúp chúng ta ứng dụng nó trong học tập, công việc và sáng tạo hiệu quả?
Khoa học hiện đại đã chứng minh rằng trong mỗi con người có một dòng điện, và dòng điện này được tìm thấy nhiều nhất ở tế bào tập trung trong não, được ví von giống như “Nhà máy phát điện”. Hoạt động phát điện của não sinh ra sóng não, chia thành 4 loại gồm Beta, Alpha, Theta, Delta.
Sóng não được hình thành bởi quá trình tiếp nhận và xử lý của não bộ đối với cuộc sống, từ khi nằm trong bụng mẹ cho đến lúc chết đi, con người luôn phát ra sóng não thích hợp với thời điểm cuộc sống của mình. Mỗi hành động trong ngày, mỗi giấc mơ, từng hồi ức… tất cả đều có thể sinh ra sóng não. Nếu nắm bắt được sự hoạt động của nó, bạn có thể áp dụng điều này cho cuộc sống hằng ngày để mang đến sức khỏe, thuận lợi trong học tập, công việc.
1. Sóng não Beta
Có tần số từ 12-30Hz, Beta đại diện cho ý thức tỉnh táo bình thường của con người. Sóng này được phát ra khi con người tỉnh táo, đang tư duy logic hoặc đang tập trung để giải quyết một vấn đề gì đó. Ví dụ như diễn thuyết một bài nói chuyện hay khi đang chơi thể thao. Những hành động này sẽ bắt não phải hoạt động mạnh mẽ về tinh thần và sinh ra sóng Beta..
Như vậy, bạn nên nghe sóng Beta khi cần tập trung làm một bài toán hay tập trung vào những con số… Nếu bạn là người dễ sao lãng trong khi cần tập trung, hãy đeo tai nghe mở nhạc Beta nhé! Tuy nhiên, không nên nghe quá lâu vì có thể gây ra phản ứng căng thẳng cho cơ thể.
2. Sóng não Alpha
Có tần số 8-12Hz, Alpha có bước sóng ngắn hơn Beta một chút nhưng lại có tác dụng khắc chế sóng Beta tương tự như thuỷ khắc hoả vậy.
Khi não ở trạng thái nghỉ ngơi thư giãn hoặc khi tâm trí bạn thong thả nhẹ nhàng, thư thái sẽ phát sinh ra sóng Alpha. Ngoài ra, loại sóng này cũng được sinh ra khi ta sáng tạo. Ví dụ như hình ảnh những người họa sĩ, nhắm mắt để thư giãn và sau đó suối nguồn của sự sáng tạo sẽ dâng trào để biến những ý tưởng thành các tác phẩm nghệ thuật.
Điểm thú vị là những người có trí nhớ tốt thường là người có tần suất phát sóng Alpha nhiều nhất, sau đó là người có óc tưởng tượng cao. So sánh ở thực tế bạn sẽ gặp những người này với vai trò đạo diễn, và luôn có cả một cuộn phim quay chầm chậm trong đầu họ.
Ngạc nhiên hơn, trẻ em lại là những người có tần suất phát sóng Alpha nhiều nhất, chứng tỏ trẻ em có óc tưởng tượng phong phú và thư thái nhất. Sóng Alpha còn được dùng để chữa bệnh, những bệnh liên quan đến thần kinh đều được chữa bằng loại sóng này.
Chính vì sự phản ngược đối với Beta, sóng Alpha được khuyến cáo là không được sử dụng cùng một lúc với sóng Beta. Và lời khuyên số 1 chính là không được nghe nhiều loại sóng cùng một lúc.
3. Theta
Có tần số từ 4-7Hz, sóng Theta xuất hiện khi cơ thể đang ở trạng thái thư giãn sâu hoặc đang thiền định, ở quá trình ngủ nông hoặc mơ tỉnh, bao gồm cả trạng thái giấc ngủ có chuyển động mắt nhanh (ngủ REM).
Sóng này gắn liền với vô thức, nơi mà tâm trí có khả năng hiểu biết sâu sắc, trực giác phát triển, thể chất và tinh thần hòa làm một. Bạn cũng có thể trải nghiệm những tưởng tượng sống động, nguồn cảm hứng tuyệt vời và sự sáng tạo sâu sắc.
Lý do thiền định hay Yoga có thể mang lại cảm giác thư thái là bởi vì chúng đưa não bộ tới trạng thái xuất thần, bắt đầu tạo ra sóng Theta. Khi não bộ chỉ toàn phát ra sóng Theta, người ta có xu hướng trải nghiệm những trải nghiệm huyền bí. Đặc biệt, phần lớn trẻ em và trẻ vị thành niên có sóng não Theta chiếm ưu thế.
4. Delta
Có tần số từ 0.5 đến 4Hz, Sóng Delta tuy là loại sóng có tần số thấp nhất, nhưng lại có biên độ dao động sóng cao nhất. Sóng này xuất hiện khi con người ở trạng thái ngủ sâu, không mộng mị, với giấc ngủ êm ái hàng đêm. Sóng Delta đã từng được áp dụng để chữa trị cho những người bị mất ngủ kinh niên.
Sóng não Delta từ lâu đã được sử dụng để chữa lành, bởi lẽ những giấc ngủ sâu luôn cần thiết cho quá trình tái tạo và đưa cơ thể vào cơ chế tự phục hồi. Đây là kiểu sóng não điển hình của trẻ sơ sinh (từ 0-24 tháng tuổi). Người lớn khi ngủ sâu cũng phát ra sóng não này.
Xem thêm: EQ – Hiểu về trí thông minh cảm xúc (Emotional Intelligence)