Phương pháp ôn thi đánh giá năng lực thực chiến mà không cần phải thức khuya dậy sớm? EDUFA sẽ mách nước cho bạn những kinh nghiệm sau!
1. Ôn đánh giá năng lực – xác định lại bản thân
Nhìn nhận và xác định lại bản thân là bước đầu tiên và cũng là bước nền quan trọng nhất. Sĩ tử cần phải biết được bản thân đang ở mức độ nào để lựa chọn phương pháp học phù hợp với trình độ của mình.
Nhận thấy rõ được những ưu, nhược điểm của bản thân. Qua đó tìm cách khắc phục nhược điểm và phát triển điểm mạnh của mình, theo đó:
+ Đối với những môn bạn tự tin mình nắm chắc kiến thức: Hãy tập trung luyện đề và tiếp nạp thêm những mẹo làm bài, để có thể ăn trọn điểm tối đa.
+ Đối với những môn bạn chưa tự tin nắm chắc kiến thức: Dành thời gian rà soát lại các kiến thức từ lớp 10, 11 và 12. Từ đó củng cố lại kiến thức nền tảng phục vụ cho việc giải bài thi.
Mẹo nhỏ ôn tập dành cho các sĩ tử: Chính là phần lớn thời gian khi luyện đề cũng như khi làm bài thi, hãy tập trung giải quyết những phần mình nắm rõ trước. Sau khi hoàn thành các phần câu hỏi này thì hãy giải quyết các phần còn lại.
Điều này sẽ giúp bạn có nhiều thời gian để giải quyết các câu hỏi hóc búa hơn. Đồng thời gia tăng tính phân bổ hợp lý về mặt thời gian, tránh mất điểm những câu không đáng có.
Tham khảo thêm các bài viết về kỳ thi đánh giá năng lực bên dưới:
=>>> THÔNG TIN ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC
Vậy cụ thể quá trình ôn luyện đánh giá năng lực theo từng trình độ sẽ diễn ra như thế nào?
2. Ôn đánh giá năng lực dành cho trình độ thấp
Việc đánh giá năng lực cần phải dựa trên hiện thực. Bạn không nên đặt mục tiêu quá cao hay quá thấp với trình độ của mình ở hiện tại.
Bởi điều này có thể gây phản tác dụng và gây khó khăn trong cả quá trình ôn tập. Khi đã xác định được trình độ của mình ở mức này, việc ôn tập theo lộ trình bên dưới sẽ giúp bạn đạt được mốc điểm mơ ước.
2.1 Phần thi ngôn ngữ
+ Phần ngôn ngữ tiếng Việt
Đối với phần ngữ pháp bạn có thể tận dụng ôn lại các kiến thức từ cấp 2, cấp 3. Nâng cao trình độ bản thân hơn thông qua các bài tập vận dụng về: chính tả, ngữ pháp, từ Hán Việt, thành ngữ, tục ngữ,…
Bên cạnh đó là việc tìm hiểu và ôn tập lại các văn bản văn học. Nắm rõ các thông tin về tác giả, tác phẩm, nội dung và ý nghĩa gửi gắm trong bài. Cũng như thường xuyên ôn lại bài để tránh quên các nội dung trên.
+ Phần ngôn ngữ tiếng Anh
Hãy hệ thống lại các kiến thức ngữ pháp. Bên cạnh việc học thêm nhiều từ vựng. Mẹo nhỏ để nhớ từ lâu hơn chính là hãy thường xuyên ứng dụng nó vào ngữ cảnh, một câu văn bất kì và vận dụng nó hằng ngày.
Thường xuyên “cọ xát” giải đề, làm đề và ghi chú lại những lỗi bản thân thường xuyên mắc phải. Đừng bỏ qua mà hãy xem lại thường xuyên để tránh mắc phải những lỗi tương tự trong bài thi.
2.2 Phần toán học, tư duy logic, phân tích số liệu
Phần toán học tập trung khá nhiều vào nội dung lớp 10, 11. Do đó, chắc chắn rằng bạn đã nắm rõ phần này.
Đối với dạng bài tư duy logic thì việc cần làm là tập trung giải dạng đề này thường xuyên. Làm quen với cách suy luận của các câu hỏi dạng đề tư duy trong bài thi. Sẽ giúp bạn nhạy hơn khi gặp và giải quyết các câu hỏi tương tự trong đề.
Cần đọc kỹ đề ở phần phân tích số liệu. Bởi chỉ cần bỏ sót một thông tin nhỏ cũng có thể ảnh hưởng đến cả kết quả.
2.3 Phần giải quyết vấn đề
+ Phần lý, hóa, sinh:
Ôn chắc các kiến thức từ lớp 10, 11. Hệ thống lại và nắm vững các công thức này. Nên ứng dụng ngay bằng các câu hỏi bài tập, để bạn làm quen và nhớ lâu hơn.
+ Phần sử, địa:
Đối với môn lịch sử bạn cần tổng kết lại các ý chính trong từng chương. Cụ thể là về sự kiện quan trọng, thời gian, những nhân vật lịch sử có tầm ảnh hưởng lớn,… Trong chương trình cấp 3.
Đối với môn địa lý cũng tương tự. Tổng kết lại các kiến thức về: khí hậu, thời tiết, địa danh, đặc điểm kinh tế, vùng miền,… Thêm vào đó những thông tin quan trọng cũng cần được ghi chú lại.
3. Ôn đánh giá năng lực dành cho trình độ cao
3.1 Phần định tính
+ Dạng bài đọc hiểu:
Ở phần này bạn không cần phải đọc quá kỹ tránh mất nhiều thời gian. Bởi đây chỉ là dạng bài thông hiểu. Yêu cầu xác định phương thức biểu đạt, phong cách ngôn ngữ…
+ Dạng tìm lỗi sai:
Đây là dạng câu hỏi bạn cần xác định được liệu có hay không các lỗi về mặt ngữ nghĩa, ngữ pháp và chính tả.
Mẹo nhỏ khi làm những câu hỏi dạng này là hãy nhìn sơ lược các phần câu trước và sau. Qua đó có sự so sánh, đối chiếu được lỗi sai.
+ Dạng tìm từ khác loại:
Ở phần này sẽ yêu cầu bạn tập trung giữa sự khác biệt của các loại từ trong phần đáp án. Sử dụng phương pháp loại trừ từ kiến thức các loại từ, từ đồng âm, ngữ nghĩa để giải quyết.
+ Dạng bài về tác giả, tác phẩm:
Yêu cầu bạn có sự hiểu biết nhất định về các tác phẩm văn học đã được học ở chương trình cấp 3: Nội dung, nghệ thuật, chủ đề, phong cách nghệ thuật của tác phẩm.
Cũng như một số thông tin quan trọng khác về tác giả và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm được nhắc đến.
+ Dạng điền từ:
Đọc kỹ phần nội dung để lựa chọn phần điền từ nối sao cho phù hợp nhất.
+ Đọc hiểu tác phẩm:
Nội dung chỉ xoay quanh các tác phẩm đã được học trong chương trình cấp 3. Yêu cầu các bạn cần nắm các kiến thức và thông tin về: Nội dung, ý nghĩa, phong cách nghệ thuật, hình ảnh và các giá trị… Của tác phẩm.
Phần này không quá khó. Tuy nhiên các bạn cần cẩn trọng khi lựa chọn đáp án bởi có rất nhiều câu gần giống nhau.
3.2 Phần định lượng
Trong phần định lượng (cụ thể là toán học), đây là các kiến thức tổng hợp từ lớp 10 – lớp 12. Phân hóa từ các câu hỏi nhận biết đến vận dụng cao.
Đây cũng là phần để phân hóa học sinh và chiếm tỷ lệ khá cao trong bài thi. Tuy nhiên, lại không hề tập trung vào bất cứ chuyên đề nào.
Do đó nếu bạn muốn phần điểm này cao thì hãy thường xuyên luyện tập giải đề một cách logic để hệ thống lại các kiến thức.
Ngoài ra, cũng đừng bỏ quên các phần đọc thêm trong sách. Vì rất có thể những kiến thức này sẽ xuất hiện trong bài thi.
3.3 Phần khoa học
+ Môn vật lý:
Tại đây sẽ có 10 câu hỏi trong kiến thức từ lớp 11 và 12. Nếu như lớp 11 các kiến thức sẽ xoay quanh các bài về từ trường, dòng điện và khúc xạ ánh sáng.Thì ở lớp 12 các kiến thức được tổng hợp từ cả 7 chương trong chương trình.
+ Môn hóa học:
Đề thi với 10 câu hỏi môn hóa từ lớp 10, 11 và 12. Mà cụ thể hơn, đây sẽ là các chương trong chương trình học bạn cần lưu ý.
Lớp 10: Tốc độ phản ứng của chất hóa học và cân bằng hóa học
Lớp 11: Chương 1, 2 và những bài tổng hợp về hydrocarbon
+ Môn sinh học:
Phần trắc nghiệm: Bao gồm 9 câu hỏi từ các kiến thức lớp 11, 12. Trong đó sẽ có 4 câu thuộc lớp 11 và 5 câu thuộc lớp 12.
Phần điền đáp án: Thường thuộc phần kiến thức về di truyền, biến dị, cơ chế và các quy luật duy truyền gồm 1 câu.
Nắm vững được cách ôn tập hợp lý và phù hợp sẽ giúp tiến trình ôn bài của các bạn hiệu quả hơn rất nhiều. Bạn có đang mong muốn tìm đến địa điểm ôn thi ĐGNL chất lượng tại Bình Dương?
=>>>> Liên hệ ngay cho EDUFA cho hotline 096 415 96 47 hoặc trực tiếp qua Fanpage để được hỗ trợ tư vấn!!