Tính cách ESFP là những người có tính cách hay quan điểm sống như thế nào, phù hợp với nghề nghiệp gì và chiếm bao nhiêu phần trăm dân số trên thế giới? Tất cả những câu hỏi xoay quanh sẽ được EDUFA tiết lộ qua bài viết bên dưới!
1. Tính cách ESFP là gì?
ESFP (viết tắt của Extraversion, Sensing, Feeling, Perception) là một trong 16 loại tính cách được phân loại trong bài kiểm tra Myers-Briggs. Những người nhóm này thường rất năng động, hòa đồng và có thiên hướng về nghệ thuật.
Nhìn chung, họ là những người hướng ngoại, sống trong hiện tại, quyết định dựa trên cảm xúc hơn là sự khách quan và có xu hướng thay đổi theo hoàn cảnh thay vì tuân theo quy tắc.
Dựa trên các nghiên cứu, nhóm ESFP chiếm khoảng 9% dân số toàn cầu và còn được biết đến với các tên gọi khác như Người Trình Diễn (The Performer).
2. Đặc điểm tính cách
Những người thuộc nhóm tính cách ESFP thường có tính cách vui vẻ và dễ gần. Họ đam mê nghệ thuật, thể thao và luôn sẵn sàng giúp đỡ người khác. Tuy nhiên, bản thân họ cũng có những điểm yếu cần được nhìn nhận rõ ràng.
2.1 Điểm mạnh của ESFP
Nhiệt tình, nhiều năng lượng
Những người thuộc nhóm ESFP có phong cách sống năng động, tự do và luôn thu hút sự chú ý của mọi người xung quanh. Họ có tính cách ấm áp, lạc quan và rất tích cực trong giao tiếp. Đồng thời họ cũng là người rất biết quan tâm đến những người xung quanh.
Với bản tính đầy đồng cảm và giàu lòng nhân ái, kết hợp với năng lượng tích cực, ESFP dễ dàng thu hút sự chú ý từ đám đông.
Có cá tính, thu hút
ESFP có thể được miêu tả là những người có gu ăn mặc độc đáo với phong cách giao tiếp và cử chỉ cá tính. Với những hoạt động như biểu diễn, thể thao hay các hoạt động ngoài trời, họ rất linh hoạt và sẵn sàng thử thách bản thân với những điều mới lạ.
Họ thích được chú ý và luôn muốn nổi bật trong đám đông. Dù có xu hướng yêu thích những thứ mang tính nghệ thuật và phong cách, ESFP không phải là những người mơ mộng như INFP.
Họ không thích sống trong quá khứ hoặc lo lắng về tương lai. Thay vào đó, họ tập trung vào hiện tại và làm việc hướng tới mục tiêu, không bị phân tâm bởi những yếu tố ngoại cảnh gây xao nhãng.
Có tinh thần giúp đỡ, hợp tác
Dù có mong muốn trở thành một cá nhân độc nhất vô nhị, tính cách của ESFP vẫn tôn trọng tinh thần hợp tác và làm việc nhóm. Thú vị hơn, họ thường đóng vai trò là người hỗ trợ trong nhiều tình huống và thường dẫn dắt nhóm với sự thông minh và linh hoạt của mình.
Hành động, suy nghĩ tích cực
Với tư duy lạc quan, người có tính cách ESFP tin rằng mọi người nên nhìn vào những điều tích cực trong cuộc sống. Họ luôn mong muốn lan tỏa niềm vui đến tất cả mọi người xung quanh.
Trong công việc và cuộc sống cá nhân, họ luôn dồn hết sức lực và nhiệt huyết để hoàn thành mọi việc với tinh thần phấn khởi và năng lượng của mình.
Giác quan nhạy bén
Sở hữu sự nhạy cảm đặc biệt, người Biểu diễn có khả năng xử lý thông tin nhanh chóng và hiệu quả bằng năm giác quan. Hơn hết, họ biết cách dựa vào cảm xúc để cảm nhận và đưa ra quyết định, cũng biết cách sống trong hiện tại và thực tế.
2.2 Điểm yếu của ESFP
Quá nhạy cảm
ESFP mong muốn được chú ý, tuy nhiên họ lại rất nhạy cảm với sự phê bình hoặc ý kiến của người khác. Vì vậy, họ dễ bộc lộ những phản ứng tiêu cực khi bị chỉ trích.
Do đó, ESFP cần học cách chấp nhận những quan điểm khác nhau để có thể tiến bộ và học hỏi nhiều hơn.
Dễ mất hứng thú
Với tính cách ham vui, ESFP có xu hướng khó tập trung lâu dài và dễ cảm thấy nhàm chán. Bởi họ luôn mong muốn khám phá những điều mới mẻ.
Song, họ có thể bị kiệt quệ năng lượng trong thời gian dài. Vì vậy, đừng chỉ tập trung vào hiện tại mà hãy kiên nhẫn và suy nghĩ cẩn thận về các kế hoạch trong tương lai.
Trốn tránh xung đột
Phản ứng ban đầu của người ESFP khi gặp phải xung đột là trốn tránh. Tuy nhiên, mọi xung đột đều cần được giải quyết và việc né tránh sẽ không mang lại kết quả tốt.
Dù ở môi trường công sở hay trong các mối quan hệ xã hội, người ESFP cần biết đương đầu với những cuộc tranh cãi, xung đột để tránh những hậu quả kéo dài.
Dễ bỏ qua lý thuyết quan trọng
Trong trường hợp phải chọn giữa thực hành và lý thuyết, ESFP luôn ưu tiên thực hành vì họ không tự tin với những khái niệm trừu tượng. Họ cũng có xu hướng làm việc theo kết quả. Ở một số lĩnh vực thì điều này có thể gây ảnh hưởng ít nhiều đến tiến độ công việc của họ.
Nghề nghiệp cho tính cách ESFP
Với tính cách không thích sự lặp lại, nhóm tính cách ESFP sẽ phù hợp với các ngành nghề cho phép họ thể hiện sự đa dạng và sáng tạo. Các công việc trong lĩnh vực nghệ thuật (như âm nhạc, thiết kế…) sẽ là một bước đệm tuyệt vời để ESFP có thể tỏa sáng với khả năng nhạy cảm bẩm sinh của mình.
Ngoài ra, các công việc liên quan đến việc giúp đỡ và giao tiếp với nhiều người cũng sẽ giúp ESFP phát triển. Bởi vì họ luôn đặt con người vào trung tâm và có khả năng giải quyết các vấn đề phát sinh.
Nhìn chung, một môi trường làm việc năng động, thân thiện và có các dự án ngắn hạn sẽ làm cho ESFP cảm thấy đam mê và ổn định.
ESFP nghề nghiệp phù hợp là gì?
Danh sách các nghề nghiệp phù hợp với ESFP bao gồm:
- Nhà thiết kế (như nhà thiết kế đồ họa, thiết kế thời trang…)
- Diễn viên, ca sĩ, hoạ sĩ
- Tư vấn viên
- Giáo viên
- Quản lý nhân sự, quản lý kinh doanh
- Biên tập viên, tác giả
- Người giữ trẻ
- Y tá
- Huấn luyện viên cá nhân
- Giáo dục sức khỏe
- Marketing…
Kết luận
Đại diện cho nhóm tính cách ESFP có thể là những người vui vẻ, dễ gần và năng nổ nhất trong số những người bạn biết. Họ có sức hút đặc biệt mạnh mẽ bởi tính tự tin và tính cộng đồng thích giúp đỡ người khác.
Tuy nhiên, đúng với cái tên “Người Trình Diễn”, họ không thích bị ràng buộc bởi những quy tắc và luật lệ. Họ chỉ có thể tỏa sáng khi được tự do sáng tạo, thể hiện bản thân và thu hút sự chú ý của đám đông.
Xem thêm: Ikigai: Đi tìm ý nghĩa hạnh phúc theo phong cách Nhật Bản