Đề Đánh giá năng lực 2025 vẫn sẽ giữ nguyên cấu trúc như cũ, song sẽ tập trung nhiều hơn vào khía cạnh giải quyết vấn đề.
Sự thay đổi về đề thi Đánh giá năng lực trong năm 2025
Trong ngày 24/11 này, Đại học Quốc gia TPHCM đã tổ chức tổng kết công tác về kỳ thi Đánh giá năng lực trong giai đoạn từ năm 2018 – 2023. Đồng thời lên kế hoạch cho năm 2024 và xây dựng định hướng phát triển trong năm 2025.
TS Nguyễn Quốc Chính cho biết, ĐGNL năm nay cũng vẫn sẽ căn cứ dựa trên nền tảng trước đó, tiếp tục thực hiện như mọi năm để phát triển ổn định.
Ngoài ra, nhằm đảm bảo tính khách quan và tạo điều kiện thuận lợi cho các thí sinh, kỳ thi này cũng sẽ được tổ chức tại nhiều địa phương. Qua đó, đáp ứng được sự phù hợp với những thay đổi từ chương trình giáo dục phổ thông năm 2018.
Trong năm 2025, đề thi ĐGNL vẫn bao gồm 3 phần:
– Sử dụng ngôn ngữ
– Toán học
– Tư duy logic và phân tích số liệu
– Giải quyết vấn đề
Điểm mới nằm ở việc đề thi sẽ có sự điều chỉnh so với bài thi trước, đó là là tập trung nhiều hơn vào phần giải quyết vấn đề.
Cấu trúc của đề thi Đánh giá năng lực
Kỳ thi được tổ chức lần đầu trong năm 2018, mục tiêu chính là để đánh giá năng lực của thí sinh có phù hợp với môi trường Đại học hay không. Điều này dựa trên các yếu tố về kỹ năng: Sử dụng ngôn ngữ, tư duy logic, xử lý số liệu, giải quyết vấn đề,…
Đề thi Đánh giá năng lực cơ bản sẽ gồm 120 câu trắc nghiệm với thời gian làm bài trong 150 phút. Đề thi sẽ có 3 phần chính với mức điểm tối đa là 1200 điểm.
- Phần Sử dụng ngôn ngữ (40 câu = 400 điểm) trong đó gồm 20 câu tiếng Việt và 20 câu tiếng Anh.
- Phần Toán học – Logic – Phân tích số liệu (30 câu = 300 điểm) bao gồm 10 câu toán học phổ thông, 10 câu tư duy logic theo dạng suy luận và xác định quy luật, 10 câu phân tích số liệu dựa trên bảng được cho trước.
- Phần Giải quyết vấn đề (50 câu = 500 điểm), các câu hỏi này sẽ xoay quanh kiến thức khoa học và xã hội các môn Vật lý, Hoá học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý.
Đọc thêm: Cấu trúc đánh giá năng lực TPHCM – Điểm khác biệt từ kỳ thi