Tăng động giảm chú ý (ADHD) là một rối loạn hành vi phổ biến ở trẻ em. Vậy nên việc nhận biết sớm các dấu hiệu của ADHD là rất quan trọng để can thiệp và điều trị kịp thời.
Bài viết này, EDUFA sẽ cung cấp thông tin về các dấu hiệu của ADHD để quý phụ huynh có thêm những thông tin cần thiết, cùng tìm hiểu nhé!
1. Hiểu về tăng động giảm chú ý
Tăng động giảm chú ý (ADHD) là một rối loạn ngày càng phổ biến ở trẻ em trong những năm gần đây. Trẻ mắc ADHD thường gặp nhiều khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, kiểm soát hành vi, dễ bị kích động hoặc phấn khích quá mức. Những khó khăn này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc học tập, công việc và các mối quan hệ xã hội của trẻ.
Trong cuộc sống hiện đại, sự thiếu quan tâm từ phụ huynh đôi khi có thể làm tình trạng này trở nên phức tạp và nghiêm trọng hơn. Do đó, khi phát hiện trẻ có các dấu hiệu của ADHD, việc quan tâm và can thiệp sớm là rất cần thiết. Qua đó chúng ta có thể cho trẻ điều trị kịp thời và cải thiện tình trạng bệnh, hòa nhập tốt hơn với môi trường sống.
2. Các dấu hiệu nhận biết chứng tăng động giảm chú ý
Theo tiêu chuẩn chẩn đoán DSM-IV-TR của Mỹ, ADHD có thể được chia thành hai nhóm chính: giảm chú ý và tăng hoạt động.
2.1 Giảm chú ý
Trẻ mắc ADHD sẽ có ít nhất 6 trong số các biểu hiện sau đây và tình trạng kéo dài trong ít nhất 6 tháng:
- Khó tập trung vào chi tiết, dễ mắc lỗi do cẩu thả trong học tập, công việc, hoặc các hoạt động khác.
- Gặp khó khăn trong việc duy trì sự chú ý trong các nhiệm vụ hoặc hoạt động vui chơi.
- Dường như không lắng nghe khi nói chuyện trực tiếp.
- Khó hoàn thành các nhiệm vụ như bài tập, công việc gia đình, hoặc các nhiệm vụ tại nơi làm việc (không phải do chống đối hay không hiểu chỉ dẫn).
- Gặp khó khăn trong việc tổ chức công việc và các hoạt động.
- Tránh né hoặc không thích thực hiện các nhiệm vụ đòi hỏi sự cố gắng tinh thần liên tục (như bài tập ở trường hoặc ở nhà).
- Thường xuyên mất các vật dụng cần thiết cho nhiệm vụ hoặc hoạt động (như vở bài tập, bút chì, sách, đồ chơi).
- Dễ dàng bị phân tâm bởi các kích thích bên ngoài.
- Thường quên các hoạt động hàng ngày.
2.2 Tăng hoạt động và xung động
Trẻ mắc ADHD cũng sẽ có ít nhất 6 trong số các triệu chứng sau kéo dài trong ít nhất 6 tháng:
- Không thể ngồi yên, thường xuyên cử động chân tay.
- Rời khỏi chỗ trong các tình huống cần phải ngồi yên, như trong lớp học.
- Chạy nhảy hoặc leo trèo quá mức trong những tình huống không phù hợp (ở thanh thiếu niên có thể chỉ cảm thấy bồn chồn).
- Khó khăn trong việc chơi đùa hoặc tham gia các hoạt động yêu cầu sự yên lặng.
- Luôn hoạt động như thể được “gắn động cơ”.
- Thường xuyên nói câu trả lời trước khi câu hỏi được hoàn thành.
- Khó khăn trong việc chờ đợi lượt trong các trò chơi hoặc hoạt động nhóm.
- Thường ngắt lời hoặc can thiệp vào các cuộc trò chuyện hoặc trò chơi của người khác.
3. Hành động của phụ huynh
Khi nhận thấy trẻ có những dấu hiệu trên, phụ huynh nên đưa trẻ đi khám chuyên gia ngay lập tức. Nếu trẻ chỉ mắc ADHD ở mức độ nhẹ, các biện pháp can thiệp tâm lý có thể đủ để cải thiện tình trạng của trẻ mà không cần sử dụng thuốc, điều này sẽ tốt hơn cho sức khỏe lâu dài của trẻ.
Xem thêm: Học thêm lớp 1 Dĩ An: Chắp cánh nền tảng vững vàng cho con