Phát triển tư duy phát triển đóng vai trò quan trọng trong việc giúp con người vượt qua giới hạn và khủng hoảng. Tuy nhiên, tư duy này không phải là trạng thái có hay không, mà là quá trình liên tục nhận thức, điều chỉnh và hình thành thói quen.
Hãy cùng EDUFA khám phá 5 thói quen hữu ích giúp duy trì tư duy phát triển nhé!
1. Nhận thức trung thực về năng lực hiện tại
Tự nhận thức đây là bước đầu tiên trong việc phát triển. Việc nhìn nhận trung thực điều mình đang làm tốt, cũng như những điểm yếu, giúp bạn xác định rõ hướng phát triển.
Tuy nhiên, đừng dừng lại ở việc chấp nhận. Hãy tự hỏi: “Rồi sao nữa?” để tìm kiếm giải pháp cải thiện. Ví dụ, bạn có thể chưa nhanh nhẹn nhưng lại rất kiên trì hoặc chăm chỉ. Việc tận dụng điểm mạnh này sẽ giúp bạn tiến xa hơn.
2. Chấp nhận sự nhàm chán
Sự nhàm chán là một phần tự nhiên trong quá trình phát triển. Tuy có những nhiệm vụ không mang lại niềm vui ngay lập tức, nhưng chính chúng sẽ tạo nên kết quả dài hạn.
Hãy tập trung vào mục tiêu dài hạn và nhớ lại lý do bạn bắt đầu. Việc đối mặt với những giây phút chán chường sẽ giúp bạn trưởng thành về kiên trì hơn.
3. Kết nối và xây dựng môi trường phát triển
Hãy bao quanh bản thân bằng những người ủng hộ, sẵn lòng chia sẻ và đóng góp chân thành. Những người này không chỉ chúc mừng khi bạn thành công, mà còn giúp đỡ khi bạn khó khăn.
Cũng hạn chế tránh những cá nhân hay chỉ trích và đánh giá, nhưng không đưa ra giải pháp. Việc chọn lọc mối quan hệ và tạo một môi trường phát triển lành mạnh sẽ giúp bạn vượt qua những giới hạn mới.
4. Thách thức giới hạn và mở rộng vùng an toàn
Việc thoát khỏi vùng an toàn giúp bạn khám phá những khả năng tiềm tàng. Hãy bắt đầu thử những hoạt động hoàn toàn mới hoặc nâng cao trình độ ở một khía cạnh quen thuộc.
Lưu ý rằng hãy bắt đầu từ những bước nhỏ và không gây áp lực quá lớn. Việc mở rộng vùng an toàn là một quá trình dài hạn, nhưng sẽ mang lại kết quả vô cùng đáng giá.
5. Xóa bỏ áp lực cái tôi
Sự khiêm tốn và tâm thế mở là chìa khóa giúp bạn phát triển. Hãy luôn nhớ rằng bạn không biết tất cả, và còn rất nhiều điều có thể học hỏi.
Đọc sách, tham gia thảo luận, và lắng nghe những góp ý chân thành là những cách hiệu quả để “bào mòn” cái tôi. Hãy luôn tự nhắc nhở: “Tôi không biết những gì mình không biết.”
Kết Luận
Phát triển bản thân là một hành trình không ngừng nghỉ. Mỗi tuần, hãy tự đặt những câu hỏi như:
- Bạn đang mắc kẹt trong khía cạnh nào?
- Bạn đã tìm được những bài học gì từ thất bại?
- Bạn đang duy trì những mục tiêu phát triển cá nhân nào?
Hãy dũng cảm đối mặt với những thách thức và duy trì tư duy phát triển. Rồi bạn sẽ thấy, tương lai luôn rộng mở với những ai biết khai phá tiềm năng bên trong chính mình.