Ngành bán dẫn trong nỗ lực thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đã khuyến khích các trường đại học áp dụng chính sách miễn, giảm học phí cho sinh viên theo học ngành này.
Cùng EDUFA tìm hiểu chi tiết nhé!
Ngành bán dẫn: Tiềm năng phát triển tại Việt Nam
Việt Nam được đánh giá là một trong những thị trường tiềm năng của ngành bán dẫn. Theo báo cáo của Technavio, dự kiến từ 2021 đến 2025, thị trường bán dẫn Việt Nam sẽ tăng thêm 1,65 tỷ USD, với tốc độ tăng trưởng trung bình 6,5%/năm. Tuy nhiên, nguồn nhân lực hiện tại mới đáp ứng được khoảng 20% nhu cầu.
Thứ trưởng Bộ GDĐT Hoàng Minh Sơn nhận định: “Ngành bán dẫn và vi mạch là một trong những ngành công nghiệp công nghệ cao với tiềm năng lớn và nhu cầu nhân lực trình độ cao, tuy nhiên hiện nay vẫn chưa đầy đủ.”
Các biện pháp đồng bộ tăng cường nhân lực
Bộ GDĐT đã tích cực hợp tác cùng các tập đoàn, doanh nghiệp để đào tạo nhân lực chất lượng cao. Từ giữa năm 2024, nhiều trường đại học đã bắt đầu tuyển sinh và đào tạo khoảng 18.000 sinh viên cho ngành bán dẫn. Kế hoạch trong năm 2025 sẽ tăng cường số lượng sinh viên tuyển sinh.
Nhiều trường đại học đã đầu tư vào phòng thí nghiệm, trang thiết bị hiện đại, thu hút giảng viên và chuyên gia trong ngành. Để khuyến khích sinh viên theo học, các trường đã đề xuất nhiều chính sách ưu đãi như miễn, giảm học phí, hệ thống học bổng, hỗ trợ ký túc xá…
Chính sách hỗ trợ cụ thể tại Bắc Ninh
Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Ninh đã ban hành Nghị quyết số 05 năm 2024, quy định mức hỗ trợ học phí cho sinh viên đại học, cao đẳng và học viên trung cấp trong chương trình đào tạo chất lượng cao liên quan đến ngành công nghiệp bán dẫn.
Theo đó, mức hỗ trợ giao động từ 1.640.000 đồng/đối tượng/tháng đến 2.940.000 đồng/đối tượng/tháng, tùy thuộc vào bậc học và năm học.
Chính sách này là bước đầu tư quan trọng giúp gia tăng khả năng thu hút sinh viên và phát triển ngành bán dẫn để đáp ứng nhu cầu thị trường trong tương lai.
Xem thêm: Ngành truyền thông đa phương tiện – Các thông tin bạn cần biết