Đánh giá năng lực TPHCM được cho là tấm vé thứ hai để bước vào cánh cổng của các trường đại học. Do đó mà kỳ thi này đang được đông đảo các sĩ tử và các phụ huynh quan tâm. Vậy cụ thể các thông tin về kỳ thi này là gì? EDUFA mời bạn đọc tham khảo thông tin bên dưới.
1. Đánh giá năng lực TPHCM là gì?
1.1 Khái niệm
Kỳ thi đánh giá năng lực được tổ chức lần đầu năm 2018. Đây là cuộc thi được các trường Đại học tổ chức riêng. Để thông qua kết quả mà đánh giá năng lực của các thí sinh khi xét tuyển vào các trường.
1.2 Ý nghĩa
Mang ý nghĩa làm đa dạng hơn các phương thức tuyển sinh. Đồng thời có thể đánh giá khách quan hơn về năng lực của các sĩ tử trên nhiều phương diện.
Kỳ thi ĐGNL đã và đang nhận được sự hưởng ứng tích cực từ xã hội. Qua đó, ngày càng phổ biến nên ưa chuộng dành cho các trường nhiều đại học xét tuyển.
1.3 Mục tiêu
Kỳ thi không chú trọng quá nhiều vào khả năng học thuộc hay những kiến thức quá xa vời. Mà đi từ bản chất căn bản của từng môn học, để thấy được khả năng tư duy, logic,… của từng thí sinh.
Từ đó tạo điều kiện hơn cho các em trong việc xét tuyển vào các trường mình mong muốn. Bên cạnh đó, mục đích chính của kỳ thi này có thể kể đến như:
- Xét tuyển vào các trường đại học bản thân mong muốn
- Đánh giá năng lực của thí sinh theo chuẩn chương trình giáo dục phổ thông
- Trau dồi và kiểm tra các kiến thức tự nhiên, xã hội, tư duy…
Tuy nhiên, kỳ thi đánh giá năng lực vẫn còn một số khía cạnh bạn nên cân nhắc khi tham gia. Vậy cụ thể ưu nhược điểm của kỳ thi này ra sao?
2. Có nên tham gia kỳ thi đánh giá năng lực TPHCM hay không?
2.1 Ưu điểm
- Thêm cơ hội để vào các trường đại học:
Nếu như trước đây cách duy nhất để xin vào các trường đại học là hình thức xét tuyển qua kết quả kỳ thi THPT. Hay mới đây nhất là xét tuyển học bạ.
Thì tại thời điểm hiện tại, kỳ thi đánh giá năng lực đã và đang tạo thêm điều kiện cho nhiều sĩ tử, trong việc xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng.
- Đánh giá được năng lực toàn diện của bản thân:
Kỳ thi với rất nhiều câu hỏi tổng hợp. Đây là một trong những cơ sở để các thí sinh kiểm chứng nhìn nhận về năng lực kiến thức của chính mình.
Bên cạnh việc trau dồi và học hỏi cải thiện tư duy không ngừng. Thay vì học thuộc bài một cách thụ động trước đây.
- Phản ánh đúng thực lực:
Một trong những vấn đề thường xuyên gây tranh cãi của kỳ thi THPT chính là tính đánh giá một chiều.
Điểm số của bài thi có thể không đánh giá được toàn bộ quá trình cố gắng của sĩ tử. Làm giảm tính công bằng khách quan.
Do đó, sự ra đời của kỳ thi ĐGNL nhận được rất nhiều sự công nhận bởi nhiều người. Xuyên suốt bài thi là đầy đủ các kiến thức từ tự nhiên, xã hội, tư duy logic, phân tích,… Tổng hợp đa dạng để đánh giá trở nên công bằng hơn trên nhiều phương diện.
2.2 Nhược điểm
- Gây áp lực đến từ việc thi cử
Để có được kết quả tốt trong các cuộc thi, đòi hỏi thí sinh cần rất nhiều thời gian ôn bài và chuẩn bị.
Việc vừa phải chuẩn bị cho kỳ thi THPT bên cạnh kỳ thi ĐGNL trở thành bài toán khó cho nhiều em.
Bởi phương thức của cả hai cuộc thi này đều khác nhau và cần các em phải tập trung cao độ trong việc ôn tập, chuẩn bị. Chính vì thế điều này vô tình có thể trở thành áp lực cho các sĩ tử.
- Tỷ lệ cạnh tranh ngày càng cao
Cơ hội luôn đi kèm những thử thách và vấn đề tỉ lệ cạnh tranh trong cuộc thi này là không thể tránh khỏi.
Bởi theo ước tính có hơn 82.000 thí sinh tham trong đợt thi ĐGNL đợt 1 do trường Đại học Quốc Gia tổ chức.
Mức độ cạnh tranh ở cuộc thi ngày càng cao theo độ biến của nó, đây là một trong những vấn đề áp lực mà các sĩ tử phải đối mặt.
- Chưa phổ biến ở các khu vực trung tâm
Tuy phổ biến là vậy, nhưng ở các vùng rìa trung tâm TPHCM hay đặc biệt là các vùng sâu, vùng xa,… Kỳ thi THPT vẫn chưa thật sự phổ biến.
Điều này làm giảm tính công bằng, cũng như gây mất thời gian, công sức cho các giáo viên. Trong việc phổ biến và tham vấn cho các học sinh về kỳ thi ĐGNL.
2.3 Kết luận
Tất nhiên, cuộc thi nào cũng sẽ có những mặt ưu và khuyết điểm riêng. Nhưng, vẫn không thể phủ nhận kỳ thi đánh giá năng lực có tầm quan trọng và ý nghĩa rất lớn.
Mà nếu biết nắm bắt, đây sẽ trở thành “tấm vé” để bước vào các trường đại học top dành cho nhiều em.
Vậy cấu trúc bài thi đánh giá năng lực gồm có những gì?
3. Cấu trúc bài thi đánh giá năng lực TPHCM
Trong thời gian 150 phút, các thí sinh sẽ phải trả lời 120 câu hỏi với 3 phần cụ thể:
- Phần 1:
Đây là phần về ngôn ngữ, bao gồm tiếng Việt và tiếng Anh mỗi mảng 20 câu. Đối với các câu hỏi tiếng Việt đòi hỏi thí sinh cần có sự hiểu biết về văn học. Nắm rõ các quy tắc dùng từ, dấu câu, đọc hiểu,…
Tương tự, các câu hỏi tiếng Anh cũng yêu cầu khả năng đọc hiểu. Thí sinh nắm rõ ngữ pháp và chỉ ra được những lỗi sai trong dùng từ,…
- Phần 2:
Gồm 30 câu hỏi toán học dạng tư duy, logic và phân tích số liệu (được cung cấp thông tin sẵn để tìm ra đáp án)
- Phần 3:
Gồm những câu hỏi trải dài các lĩnh vực lý, hóa, sinh, sử, địa,… Yêu cầu các thí sinh vận dụng kiến thức các môn để giải quyết vấn đề.
Mức điểm tổng tối đa sẽ là 1200. Tuy nhiên không phải câu trả lời đúng nào cũng có mức điểm 100.
Bởi kỳ thi đánh giá năng lực sử dụng phương pháp trắc nghiệm hiện đại theo lý thuyết tương ứng đáp câu hỏi. Theo đó, điểm số của mỗi câu trả lời đúng sẽ phụ thuộc theo độ khó của câu.
Ngoài ra hình thức của kỳ thi đánh giá năng lực cũng là một trong những vấn đề quan trọng mà bạn đọc nên đặt mối lưu tâm.
4. Hình thức thi đánh giá năng lực TPHCM
Gồm có 2 hình thức chính là thi trên máy tính và thi trên giấy. Cụ thể:
4.1 Hình thức thi trên máy tính
Bài thi của thí sinh sẽ được chia ra làm 3 phần với 3 khung thời gian làm bài chuyên biệt. Nếu đã xong phần trả lời câu hỏi của phần 1, bạn có thể lựa chọn giải tiếp sang phần 2.
Trong trường hợp bạn chưa trả lời xong các câu hỏi phần 1, nhưng quỹ thời gian của phần này đã hết, hệ thống sẽ tự động chuyển sang phần 2. Do đó, thí sinh nên lưu ý và phân bổ thời gian cho phù hợp.
Bài thi sẽ xuất hiện những câu hỏi thử nghiệm được cộng thêm giờ. Thí sinh sau khi hoàn thành các câu hỏi, chỉ cần nhấn nút NỘP BÀI để kết thúc phần thi.
Trường hợp bạn chưa nộp bài nhưng giờ thi đã hết, bài thi sẽ được nộp tự động. Bên cạnh đó, kết quả bài cũng sẽ được hiện lên trên màn hình 60 giây, kể từ lúc nộp bài.
4.2 Hình thức thi trên giấy
Quá trình thi diễn ra trong 150 phút với 120 câu hỏi theo hình thức trắc nghiệm trên giấy.
Một trong những vấn đề quan trọng nhất trong kỳ thi đánh giá năng lượng chính là thông tin các trường nào sử dụng kết quả này. Cùng bỏ túi cho mình danh sách các trường đại học dưới đây nhé!
5. Một số trường Đại học sử dụng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực
Danh sách các trường sử dụng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực :
Số lượng các trường tham gia sử dụng kết quả đánh giá năng lực ngày một tăng, kéo theo độ phổ biến của kỳ thi này. Đây hứa hẹn sẽ là cơ hội lớn dành cho rất nhiều các sĩ tử để bước vào cánh cổng các trường đại học.
Hy vọng những chia sẻ trên có thể góp phần giúp bạn có thêm những thông tin bổ ích về kỳ thi này!
Tham khảo bài viết liên quan: