Tính cách ENFJ là một trong nhóm tính cách hiếm với nhiều đặc tính thú vị. Vậy, đâu là những ngành nghề phù hợp cho họ?
Ở bài viết này EDUFA sẽ cùng bạn tìm hiểu tất tần tật về nhóm tính cách này. Thông qua nhiều lăng kính khai thác để khám phá về ưu và nhược điểm của họ. Nào cùng bắt đầu nhé!
1. Giải mã về nhóm tính cách ENFJ
Về tính cách, ENFJ là sự hội tụ từ các yếu tố sau:
– Extraverted (hướng ngoại)
– Intuitive (trực giác)
– Feeling (cảm xúc)
– Judging (nguyên tắc)
Vậy nên ta có thể khoanh vùng nhóm tính cách này trong các từ cụm khoá dưới đây:
– Sở hữu đặc tính hướng ngoại
– Có suy nghĩ dựa vào ý nghĩa, biểu tượng tiềm ẩn thay vì dựa trên số liệu
– Thường có xu hướng đưa ra quyết định dựa trên cảm xúc
– Thích lên kế hoạch hơn là tự ứng biến theo hoàn cảnh
Vậy nên, ENFJ còn thường được gọi với các danh xưng khác như Người chỉ dạy, Người cho đi hay Người hướng dẫn. Và đây cũng là nhóm tính cách rất hiếm gặp, chỉ chiếm 2 – 3% dân số thế giới theo số liệu của David Keirsey (một nhà nhà tâm lý học).
2. Đặc trưng về tính cách của ENFJ
Có thể nói, ENFJ là những nhà đọc vị con người thiên bẩm. Bởi họ dễ dàng cảm nhận và phân tích người đối diện dựa trên biểu hiện cảm xúc, hành động một cách chi tiết. Nhóm này cũng thường được ghi điểm là những người chân thành, vui vẻ và luôn có thiện chí giúp đỡ những người xung quanh.
2.1 Ưu điểm
Có khả năng truyền cảm hứng
Tài năng trong việc dẫn dắt và truyền cảm hứng cho những người xung quanh. ENFJ luôn toả ra năng lượng tươi sáng và lành mạnh. Đặc biệt trên chặng đường phát triển của mình, nhóm này cũng có xu hướng mong muốn dẫn dắt những người những người bên cạnh đi lên và cùng tiến bộ.
Người giữ hoà khí
Dễ dàng thấy nhóm Những người cho đi rất giỏi trong việc giải quyết các xung đột. Bởi họ là những nhà hoà giải tài ba luôn khéo léo trong các cuộc hội thoại giao tiếp.
Giỏi thuyết phục
Hầu hết các ENFJ đều sẽ phát hiện ra mình có khả năng thuyết phục từ sớm. Đi kèm với đó là tính cách hướng ngoại vui vẻ, họ dễ dàng thu hút những người xung quanh và trở thành người rất có tiếng nói trong đám đông.
Đặc tính về khả năng thuyết phục tuyệt vời cũng cho họ rất nhiều lợi thế trong các công việc liên quan như: sales, marketing…
Ngăn nắp và có trật tự
Dù hiền hoà là vậy, nhưng các ENFJ sống rất quy tắc và đi theo trật tự nhất định. Họ thích các công việc với kế hoạch bài bản hơn là những việc bộc phát theo hành động. Phong cách của họ chính là tuân thủ theo quy luật và khuôn khổ rõ ràng, hoàn toàn đối nghịch với sự tuỳ hứng như ISFP.
Luôn muốn trau dồi bản thân
Một điểm thú vị của những Người cho đi, chính là họ rất tài ba và sự đa tài của họ bắt nguồn từ việc không giới hạn chính mình. Thay vào đó là không ngừng học hỏi, không ngừng trau dồi. Vậy nên không có gì ngạc nhiên khi bạn được chứng kiến một ENFJ có thể vừa là chuyên gia ở lĩnh vực này, lại vừa có thể giỏi ở nhiều lĩnh vực khác cùng lúc.
2.2 Nhược điểm
Khó đưa ra những quyết định khó khăn
Tất nhiên, không có ai là hoàn hảo, ENFJ cũng tồn tại những yếu điểm riêng của họ. Đặc biệt, khi điều đó đến từ việc đưa ra những quyết định hệ trọng. Họ có thể khá chật vật nếu đây là những quyết định liên quan đến logic, dữ liệu… Ngoài ra, những vấn đề xoáy sâu vào lòng nhân ái của họ cũng sẽ gây ra không ít trở ngại để nhóm này đối mặt và đưa ra quyết định.
Không thực sự chú tâm vào nhu cầu bản thân
“Khi những người có xu hướng của ENFJ đưa ra quyết định, họ thường quan tâm đến tác động của những quyết định đó đến người khác. Tuy nhiên, điều này có thể khiến họ mất rất nhiều thời gian để làm hài lòng tất cả. Họ sẽ dễ bị mệt mỏi, đặc biệt là khi không nghĩ đến bản thân mình trước”. – Chia sẻ của Michael Segovia (Nhà tư vấn cấp cao của Công ty Myer-Briggs).
Mặt trái của việc luôn hết mình trong các mối quan hệ, chính là việc các ENFJ có xu hướng bỏ bê chính bản thân mình.
Quá khắt khe với bản thân
Sự cầu toàn khiến ENFJ đôi khi rất khắt khe với chính mình. Dẫu cho chuyện có diễn ra thành công, họ cũng ít khi nhận công lao về mình. Nhưng ngược lại nếu có trở ngại, khó khăn, họ sẽ tự đổ lỗi cho bản thân là nguyên nhân của vấn đề. Điều này là thiếu tính công bằng và vô tình trung sẽ gây ra những áp lực về tinh thần cho chính bản thân của họ.
3. ENFJ phù hợp với ngành nghề gì?
Có thể thấy, ENFJ rất phù hợp với các công việc quy trình, có tính hệ thống. Bên cạnh đó, họ cũng rất giỏi trong làm việc đội nhóm và phù hợp với những môi trường làm việc cùng nhiều người.
Vậy, những môi trường liên quan đến kinh doanh, giáo dục, tư vấn, thiện nguyện và quan hệ công chúng sẽ là một trong những sự lựa chọn phù hợp cho tính cách này. Cụ thể, bạn có thể tham khảo một số nhóm ngành sau:
- Nhân viên tư vấn
- Giáo viên
- Nhà tâm lý học
- Quản lý
- Sales
- Marketing
- Công tác xã hội
Tất nhiên với khả năng và sự ham thích học hỏi của mình, nhóm tính cách ENFJ có thể làm bất kể ngành nghề gì mà họ muốn, miễn là ngành đó phù hợp với sự yêu thích và định hướng phát triển của họ.
EDUFA mong rằng bài viết trên đã có thể cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết. Qua đó, giúp các bạn đọc có thêm sự tham khảo để mở rộng các sự lựa chọn đáng cân nhắc cho mình.
Đọc thêm: